Phần lớn nguyên nhân bé bị cận thị bẩm sinh đều là do yếu tố di truyền và rất khó phát hiện khi trẻ còn quá nhỏ. Chỉ tới khoảng 5 đến 8 tuổi, trẻ mới có biểu hiện bệnh rõ ràng. Nếu trẻ không được phát hiện sớm và điều trị có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực. 

Cận thị bẩm sinh là gì? Tại sao bé bị cận thị bẩm sinh?

Cận thị bẩm sinh đang ngày càng phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính gây bệnh là do yếu tố di truyền.

Cận thị bẩm sinh

Cận thị (myopia) là tật khúc xạ phổ biến khiến người bệnh khó nhìn thấy vật ở xa nhưng lại nhìn rõ vật rất gần. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc cận thị nhất.

Theo thống kê, có tới 60% nguy cơ bé bị cận thị bẩm sinh khi có cả bố và mẹ đều bị cận thị. Đây là bệnh hoàn toàn có thể di truyền nên cha mẹ không nên chủ quan mà hãy chú ý tới con ngay từ khi con chào đời. Rất nhiều trường hợp khi phát hiện cận thị lúc muộn dẫn tới trẻ cận nặng, khó điều trị.

Cận thị bẩm sinh là bệnh lý mắt rất phổ biến ở trẻ
Cận thị bẩm sinh là bệnh lý mắt rất phổ biến ở trẻ

Nguyên nhân bé bị cận thị bẩm sinh

Nguyên nhân chính gây bệnh cận thị bẩm sinh là do yếu tố di truyền. Đặc điểm dễ thấy nhất của bé bị cận thị bẩm sinh là độ cận khá cao và có thể lên đến 20 diop. Trẻ mắc cận thị bẩm sinh sẽ tăng độ cận rất nhanh và khó có thể hồi phục. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho mắt như:

  • Lác mắt.
  • Nhược thị.
  • Thoái hóa võng mạc.
  • Bong, rách võng mạc.
  • Tăng nhãn áp.
  • Thoái hóa hoàng điểm.
  • Mù lòa.

Những dấu hiệu nhận biết bé bị cận thị bẩm sinh

Bé bị cận thị bẩm sinh rất khó có thể phát hiện sớm vì trẻ còn quá nhỏ, không thể hiện được các dấu hiệu rõ ràng. Phải đến khi ở một độ tuổi nhất định từ 5 – 8 tuổi thì các dấu hiệu này mới biểu hiện rõ. Đặc biệt, cận thị bẩm sinh tiến triển nhanh nhất từ 13 – 18 tuổi và đến 20 – 40 tuổi bệnh sẽ ngừng lại.

Dấu hiệu khi bị cận thị bẩm sinh là trẻ thường xuyên dụi mắt
Dấu hiệu khi bị cận thị bẩm sinh là trẻ thường xuyên dụi mắt

Phụ huynh cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị cận thị bẩm sinh như:

  • Trẻ dụi mắt thường xuyên khi chơi hoặc nhìn vào một vật gì đó.
  • Cúi sát đầu xem điện thoại, đọc sách, ngồi gần màn hình tivi.
  • Trẻ phải nheo mắt để nhìn rõ vật.
  • Nhức mắt, chảy nước mắt, đau đầu.
  • Nhạy cảm nhìn trực tiếp với ánh sáng.

Phương pháp điều trị cận thị bẩm sinh

Tình trạng bé bị cận thị bẩm sinh có thể cải thiện bằng can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng khi trẻ trên 18 tuổi và đáp ứng đủ một số điều kiện y khoa nhất định. Với trẻ dưới 18 tuổi thì chỉ có thể dùng kính để cải thiện thị lực, hạn chế tăng độ cận và có chế độ chăm sóc mắt tốt nhất.

Xem thêm: Gói mổ cận thị, quy trình chữa cận, sau mổ mắt

Dùng kính cận cho bé bị cận thị bẩm sinh

Dùng kính cận là phương pháp đơn giản nhất để cải thiện thị lực an toàn được nhiều phụ huynh lựa chọn. Bé bị cận thị bẩm sinh nên đưa đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để đo và đặt cặp kính cận phù hợp. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa trẻ tới khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để theo dõi tình trạng mắt và điều chỉnh kính nếu tăng độ cận.

Đeo kính cận là cách đơn giản giúp khắc phục cận thị
Đeo kính cận là cách đơn giản giúp khắc phục cận thị

Dùng kính Ortho-K 

Các bậc phụ huynh có trẻ bị cận thị bẩm sinh có thể cân nhắc cho bé đeo kính áp tròng Ortho-K. Đây là phương pháp này giúp hạn chế tăng độ nhờ khả năng điều chỉnh độ khúc xạ tạm thời qua cơ chế định hình giác mạc. Trẻ chỉ cần đeo kính vào ban đêm từ 6 đến 8 tiếng khi đi ngủ. Trước khi quyết định dùng kính Ortho-K, phụ huynh cần đưa trẻ tới khám để được tư vấn thích hợp.

Tham khảo thêm về Bệnh khô mắt: Nguyên nhân và cách chữa trị chứng khô mắt

Có thể bạn chưa biết: Phẫu Thuật Phakic Là Gì? Tại Sao Phương Pháp Này Ngày Càng Phổ Biến?

Chăm sóc bé bị cận thị sớm tại nhà

Ngoài điều trị cận thị sớm bằng việc đeo kính, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà để giúp mắt bé khỏe hơn, giảm đau nhức mắt:

  • Cung cấp đủ ánh sáng cho trẻ: Đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt để trẻ được học tập, vui chơi và sinh hoạt. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng mắt bị điều tiết quá mức dẫn đến tăng độ cận.
  • Hướng dẫn trẻ ngồi ở tư thế phù hợp: Trẻ khi học tập, xem tivi, xem sách báo hoặc chơi trò chơi cần ngồi đúng tư thế, khoảng cách phù hợp để tránh cho mắt phải điều tiết liên tục.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Bé bị cận thị bẩm sinh không nên sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Điều này giúp hạn chế tác động có hại của ánh sáng xanh lên mắt của trẻ.
  • Tập các bài tập mắt: Bắt đầu khi trẻ lên 3 tuổi cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập các bài tập cho tốt cho mắt khoảng 15 phút/ngày..
  • Bổ sung dưỡng chất: Phụ huynh nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, vitamin E, Omega – 3 và zeaxanthin hàng ngày hoặc cho trẻ uống các thực phẩm hỗ trợ mắt.
Một số loại thực phẩm  tốt cho mắt nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày
Một số loại thực phẩm  tốt cho mắt nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Bài viết cùng chủ đề: Mổ mắt có đau không? Sau khi mổ cận có xảy ra biến chứng gì không?

Đưa bé đến mắt Đông Đô để được các chuyên gia thăm khám về cận thị bẩm sinh

Trên thực tế, việc đi khám mắt cho bé bị cận thị bẩm sinh là điều cần thiết. Đối với trẻ cận trên 6 diop nên đi khám thường xuyên 3 – 6 tháng một lần để bác sĩ đo độ cận và điều chỉnh kính mắt hợp lý cho các bé.

Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô nơi quy tụ đội ngũ chuyên gia tận tâm, trung tâm đã trở thành điểm đến đáng tin cậy cho bệnh nhân mắc tật khúc xạ về mắt, mang lại cho bệnh nhân đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, hiện nay Mắt Đông Đô đang triển khai gói kiểm soát cận thị tiến triển. Với gói dịch vụ này, trẻ sẽ được khám & lập hồ sơ theo dõi định kỳ liên tiếp trong vòng 2 năm. Đồng thời, tái khám 3 tháng/1 lần để bác sĩ thăm khám, theo dõi sát sao và đưa ra kế hoạch kiểm soát tật khúc xạ tốt nhất cho con.

Để mang lại trải nghiệm chất lượng y tế tốt nhất Trung tâm Mắt kỹ thuật cao BV Đông Đô luôn theo đuổi phương châm “3H” (Hospital – Hotel – Home). Bệnh viện quy mô lớn, chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu cả nước trong lĩnh vực Nhãn khoa. Có thể kể đến Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Phương Thủy hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành, điều trị thành công cho hàng ngàn khách hàng mắc các bệnh về mắt ở bé bị cận thị bẩm sinh.

Hình ảnh bác sĩ Thủy đang thăm khám mắt cho trẻ
Hình ảnh bác sĩ Thủy đang thăm khám mắt cho trẻ

Hầu hết, các bệnh nhân đến thăm khám và điều trị đều rất hài lòng về chất lượng dịch vụ ở trung tâm vì phong cách phục vụ hết mình của người bệnh, tận tâm từ những điều nhỏ nhất của đội ngũ cán bộ y tế.

Trên đây là toàn bộ thông tin có liên quan đến bé bị cận thị bẩm sinh, nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần liên hệ hỗ trợ thì Quý phụ huynh có thể gọi vào Hotline: 0932.966.565 đặt lịch thăm khám và tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ của trung tâm.

Các nội dung tư vấn khác:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *