Bệnh mù màu là tình trạng bệnh nhân gặp khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc phân biệt các sắc thái màu khác nhau. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống. Trong bài viết sau Mắt Đông Đô sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng cũng như cách điều trị căn bệnh này.

Bệnh mù màu là gì?

Mù màu là tình trạng mắt người bệnh không thể phân biệt được màu sắc chính xác như người bình thường. Bệnh nhân vẫn có khả năng nhìn rõ vật nhưng việc nhận biết màu sắc bị giảm. Tình trạng này xảy ra là do tế bào thần kinh thị giác có chức năng xử lý hình ảnh và màu sắc không hoạt động để gửi tín hiệu lên não.

Đa số các trường hợp mắc bệnh mù màu đều không phân biệt được các màu sắc như đỏ, xanh dương hoặc xanh lá cây. Một số ít  bệnh nhân không thể nhìn thấy màu gì. Căn bệnh này có tính di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính X nên nam giới có xu hướng mắc bệnh này nhiều hơn nữ giới.

Bệnh mù màu khiến mắt bệnh nhân không thể phân biệt chính xác màu sắc
Bệnh mù màu khiến mắt bệnh nhân không thể phân biệt chính xác màu sắc

Triệu chứng của bệnh mù màu

Người mắc bệnh mù màu có triệu chứng dễ nhận biết nhất chính là không phân biệt chính xác được sự khác nhau giữa các màu sắc, sắc thái màu sắc. Do bệnh nhân không biết là màu sắc mà não bộ họ nhận diện có phải là màu sắc thật hay không, nên cần phải quan sát để phát hiện tình trạng này kịp thời.  

Nguyên nhân gây ra bệnh mù màu

Đa phần bệnh nhân mù màu thường không phân biệt được các màu sắc như xanh – vàng. Tình trạng này có thể do những nguyên nhân như: 

  • Tiếp xúc với các loại hóa chất có tác động xấu đến hệ thần kinh như kim loại nặng, dung môi hữu cơ.
  • Tiếp xúc với đèn hàn, xì trong một thời gian dài làm tổn thương cấu trúc mắt.
  • Mắc bệnh lý về mắt như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, lão hóa.
  • Mắc bệnh lý nền như tiểu đường, xơ cứng bì…
Bệnh mù màu do nhiều nguyên nhân tác động 
Bệnh mù màu do nhiều nguyên nhân tác động

Cơ chế gây mù màu

Bệnh mù màu xảy ra khi một hoặc nhiều tế bào hình nón vắng mặt hoặc không hoạt động, phát hiện màu sắc khác với bình thường. Các đột biến trong gen OPN1LW, OPN1MW và OPN1SW gây ra các dạng thiếu thị lực màu. Bởi trong các gen này có chứa protein đóng vai trò thiết yếu trong tầm nhìn màu sắc. 

Do di truyền

Đa phần khi bố hoặc mẹ mang gen mù màu thì con cái sẽ mang gen di truyền. Thông thường di truyền trên nhiễm sắc thể giới tính X, nếu gen bệnh là a thì bé trai sẽ có kiểu gen là XaY và các bé gái sẽ có kiểu gen là XaXa.

Với các bé trai, chỉ cần người mẹ mang gen bệnh a là trẻ đã có nguy cơ mắc bệnh. Những trẻ mù màu do di truyền phần lớn là mù màu đỏ – lục.

Các loại mù màu thường gặp ở người bệnh

Các loại mù màu phổ biến nhất là:

Mù màu đa sắc

Mù màu xanh đỏ

Mù màu xanh đỏ là tình trạng bệnh nhân khó phân biệt đỏ – xanh lá cây. Bao gồm:

  • Deuteranomaly: Xảy ra khi một sắc tố hình nón màu xanh lục bất thường. Bệnh nhân sẽ nhìn màu vàng và xanh lá cây nhìn thành đỏ hoặc khó xác định tím và xanh lam.
  • Protanomaly: Xảy ra do có sự bất thường sắc tố đỏ của tế bào nón. Bệnh nhân sẽ nhìn màu đỏ, cam, vàng thành xanh lục hoặc màu sắc không được tươi sáng. 
  • Protanopia: Trường hợp này xảy ra do sắc tố đỏ hình nón ngừng hoạt động và nhìn màu đỏ thành đen.
  • Deuteranopia: Xảy ra khi sắc tố hình nón màu xanh lá cây ngừng hoạt động. Bệnh nhân nhìn màu đỏ thành vàng nâu, xanh lục thành màu vàng đậm.
Màu sắc khi bệnh nhân mù màu nhìn thấy
Màu sắc khi bệnh nhân mù màu nhìn thấy

Mù xanh xanh vàng

Người bệnh khó phân biệt xanh dương – xanh lá cây hoặc vàng – đỏ:

  • Tritanomaly: Xảy ra khi các sắc tố hình nón màu xanh hạn chế chức năng. Khi nhìn màu xanh lam sẽ thành xanh lá cây và khó phân biệt đỏ – vàng.
  • Tritanopia: Tình trạng này bắt gặp ở những bệnh nhân thiếu sắc tố xanh lam. Màu xanh lam sẽ nhìn giống xanh lá cây, màu hồng giống tím hoặc nâu nhạt.

Mù màu đơn sắc (Monochromacy)

Ở trường hợp này bệnh nhân sẽ hoàn toàn không nhìn thấy màu. Bệnh mù màu đơn sắc có 2 loại chính: 

  • Do tế bào hình que (RM): Trong tế bào hình que không có bất kỳ sắc tố nào và bệnh nhân chỉ nhìn thấy được 3 màu: trắng, đen, xám. Đồng thời, khi ở những không gian nhiều ánh sáng sẽ cảm thấy khó chịu. 
  • Do tế bào hình nón (CM): Xảy ra khi hai trong số ba sắc tố của tế bào hình nón không hoạt động khiến não không nhận được tín hiệu các màu.
Bệnh mù màu đơn sắc
Mù màu đơn sắc

Bệnh mù màu có chữa được không?

Hiện nay, bệnh mù màu không có phương pháp chữa trị dứt điểm đối với những đối tượng di truyền. Người bệnh được chỉ định một số phương pháp nhằm tăng nhận thức về màu sắc như: 

Kiểm tra độ mù màu của bệnh nhân

Bác sĩ sẽ thực hiện các bài kiểm tra định lượng và định tính về màu sắc như:

Kiểm tra mù màu định tính

Phương pháp Ishihara là phương pháp kiểm tra mù màu phổ biến nhất. Bệnh nhân nhìn vào bảng và nói ra con số mình thấy được. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận.

Khi kiểm tra bằng phương pháp Ishihara, bệnh nhân cần lưu ý như sau:

  • Thị lực bệnh nhân phải đảm bảo trên 6/60.
  • Không gian kiểm tra có ánh sáng tốt.
  • Bảng được cầm phải cách bệnh nhân 75cm, vuông góc với trục thị giác và thời gian nhìn từ 3-5 giây.

Ngoài ra, phương pháp Enchroma cũng giúp xác định mức độ và loại mù màu của một người. Phương pháp kiểm tra này còn có thêm phần phân loại dành cho người lớn và trẻ em từ 5 tuổi. 

Kiểm tra định lượng mù màu

Để kiểm tra khả năng nhận biết màu sắc chính xác của người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp Farnsworth-Munsell 100. Bệnh nhân sẽ làm bài kiểm tra gồm 4 khay, trong khay sẽ chứa nhiều đĩa nhỏ với các màu sắc khác nhau. Người bệnh phải sắp xếp các đĩa màu theo thứ tự tăng dần về màu sắc. Mỗi đĩa màu sẽ được đánh số phía dưới đáy để kiểm tra kết quả. Nếu màu sắc người bệnh sắp xếp càng giống với mẫu nhất thì kết quả chẩn đoán sẽ chuẩn xác. 

Bài kiểm tra Farnsworth-Munsell 100 có thể giúp phát hiện bệnh mù màu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lưu ý, bệnh nhân nên thực hiện ở nơi có ánh sáng tự nhiên.

Bài test kiểm tra mức độ mù màu
Bài test kiểm tra mức độ mù màu

Ngoài 2 cách trên, bệnh nhân có thể kiểm tra mù màu online thông qua các thiết bị thông minh. Tuy nhiên, việc kiểm tra này có thể dẫn đến sai sót nên bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng cách.

Phương pháp chữa trị mù màu

Không có cách điều trị bệnh mù màu bẩm sinh. Đối với bệnh nhân bị mù màu do thuốc hoặc biến chứng thì khả năng có thể cải thiện được. Với sự phát triển của khoa học, bệnh nhân mù màu có thể sử dụng kính lọc màu sắc để phân biệt màu sắc dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nhận biết một số món đồ có màu theo thứ tự của đèn giao thông. Hoặc có thể sử dụng các ứng dụng hỗ trợ phân biệt màu sắc trên điện thoại.

Đeo kính đổi màu
Đeo kính đổi màu

Các biện pháp phòng tránh mù màu

Để phòng tránh bệnh mù màu, bệnh nhân có thể thực hiện theo một số gợi ý dưới đây: 

  • Làm tư vấn khám tiền hôn nhân để phân tích nguy cơ sinh con bị mù màu của cả hai vợ chồng.
  • Với những công việc hàn xì hoặc tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp và tia UV bên đeo kính bảo hộ.
  • Giữ đôi mắt khỏe mạnh, khám mắt định kỳ để phát hiện bệnh lý mắt từ sớm. 
  • Cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng tốt cho mắt và có thói quen lành mạnh.

Hãy liên hệ Mắt Đông Đô để được tư vấn thêm những thông tin liên quan đến bệnh mù màu

Bệnh mù màu gây ra những bất tiện không nhỏ cho cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy, bệnh nhân cần khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa mắt uy tín. Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô là một trong những trung tâm uy tín tại Hà Nội chuyên tiếp nhận tư vấn và điều trị các bệnh lý về nhãn khoa từ khó và phức tạp, trong đó có bệnh mù màu.

Khám mắt tại Mắt Đông Đô
Khám mắt tại Mắt Đông Đô

Để cho ra được kết quả chẩn đoán chính xác bệnh mù màu nói riêng và các vấn đề mắt nói chung, Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô luôn cập nhật những công nghệ điều trị hiện đại và nhập khẩu máy móc mới nhất từ các nước có hệ thống y tế phát triển trên thế giới.   

Bên cạnh đó, yếu tố con người được Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô luôn chú trọng hàng đầu. Các bác sĩ, chuyên gia đang làm việc tại trung tâm đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý mắt, từng có thời gian tu nghiệp tại nước ngoài và công tác tại các bệnh viện lớn. Một trong số đó phải kể tới như TS.BS Đinh Thị Phương Thủy, PGS.TS Hà Huy Tài,… 

Cơ sở vật chất tại Mắt Đông Đô 
Cơ sở vật chất tại Mắt Đông Đô

Song song với đó, Mắt Đông Đô cũng nâng cấp không gian và cơ sở hạ tầng để tạo cảm giác thoải mái nhất cho người bệnh trong quá trình thăm khám. Xây dựng theo phương châm 3H (Hospital – Hotel – Home), dịch vụ lưu trú đầy đủ tiện ích như khách sạn và bác sĩ, nhân viên luôn tận tâm với người bệnh như người nhà. Người bệnh khi tới khám và điều trị sẽ có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô là nơi trao gửi sức khỏe đôi mắt. 

Bệnh mù màu là một trong những bệnh lý mắt có tính di truyền ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy, nếu trong gia đình có người bị mù màu thì nên tiến hành tầm soát từ sớm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào thì bạn có thể liên hệ đến Hotline 0932.966.565 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch khám với bác sĩ của trung tâm nhanh nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *