Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể xảy ra trong khi mổ hoặc sau khi mổ. Đây là một trong những vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm khi phải mổ đục thủy tinh thể. Cùng Mắt Đông Đô biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể để biết cách phòng ngừa tốt nhất.
Các biến chứng thường gặp khi mổ đục thủy tinh thể
Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể gặp trong khi mổ hoặc sau khi mổ.
Biến chứng trong khi mổ
Trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể xảy ra một số biến chứng như sau:
- Các mảnh thủy tinh thể còn sót: Một số mảnh thủy tinh thể không được loại bỏ hoàn toàn gây sưng tấy. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phẫu thuật lại để loại bỏ mảnh thủy tinh thể còn sót để ngăn ngừa biến chứng.
- Chảy máu trong mắt: Chảy máu trong mắt là trường hợp hiếm gặp do các mạch máu đi tới võng mạc bắt đầu chảy máu mà không rõ nguyên nhân. Trường hợp chảy máu trong mắt rất nguy hiểm và có khả năng dẫn đến mất thị lực. Bệnh nhân cần nằm nghiêng đầu và sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm áp lực trong mắt để điều trị.
- Thấu kính nội nhãn bị lệch: Thấu kính nội nhãn là thủy tinh thể được đặt vào mắt để thay thế thủy tinh thể đã bị đục. Trong một số trường hợp, thấu kính bị đặt sai vị trí gây mờ hoặc nhìn đôi. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phẫu thuật để đặt lại hoặc thay thế thấu kính mới.
- Sưng giác mạc: Giác mạc là bộ phận phía trước mắt có thể gặp tình trạng bị sưng và nhìn mờ sau phẫu thuật. Tuy nhiên, sưng giác mạc thường chỉ là tạm thời và giảm sau vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh nhân được bác sĩ cho thuốc và thuốc nhỏ mắt để khắc phục tình trạng sưng giác mạc.
- Tích tụ chất lỏng trong võng mạc: Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể gây ra vấn đề tích tụ chất lỏng trong võng mạc. Sau phẫu thuật, các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ khiến cho mắt mờ. Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng thời gian để vết thương lành hẳn.
- Nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào mắt trong quá trình phẫu thuật gây nhiễm trùng. Mắt bị nhiễm trùng sau phẫu thuật khá nhạy cảm với ánh sáng, đau và mẩn đỏ. Điều trị nhiễm trùng bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi trùng gây hại trong mắt.
Lưu ý: Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể là hiếm và phần lớn trường hợp đều được điều trị thành công. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ biểu hiện lạ hay biến chứng nào sau phẫu thuật hãy liên hệ với bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Biến chứng sau phẫu thuật
Biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể có thể gặp một số biến chứng phổ biến như sau:
- Đục bao sau: Đục bao sau là biến chứng phổ biến là do bao thủy tinh thể không được loại bỏ hoàn toàn dẫn đến đục bao sau. Triệu chứng của đục bao sau thường gặp là mắt mờ, chói, xuất hiện song thị một mắt. Phương pháp xử lý phổ biến là phẫu thuật laser capsulotomy để loại bỏ phần mờ đục để cải thiện thị lực.
- Viêm: Sưng và đỏ sau phẫu thuật đục thủy tinh thể là bình thường, nhưng mắt sưng và đỏ nhiều cần sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc kháng viêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bong võng mạc: Sau phẫu thuật, võng mạc bị bong ra gây mất thị lực. Nếu bạn có cảm giác như có tấm màn che khuất phần mắt hoặc xuất hiện các điểm nổi mới trong tầm nhìn cần điều trị khẩn cấp và khám mắt ngay lập tức.
- Bong dịch kính: Phẫu thuật đục thủy tinh thể gây ra tình trạng thủy tinh thể tách khỏi võng mạc tạo ra hình ảnh đám mây, mạng nhện và tia sáng lóe lên trong tầm nhìn. Bong dịch kính được cải thiện trong vài tháng sau phẫu thuật nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.
- Tăng nhãn áp: Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể xuất hiện tăng áp lực trong mắt, gọi là tăng nhãn áp. Tăng nhãn áp là biến chứng nguy hiểm gây tổn thương thị lực khá cao. Bệnh nhân bị tăng nhãn áp được điều trị bằng việc sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc phẫu thuật nếu dây thần kinh thị giác bị tổn thương.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể
Biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể có nguy cơ cao hơn trong một số trường hợp. Dưới đây là một số trường hợp làm tăng nguy cơ biến chứng sau khi mổ đục thủy tinh thể mà bạn cần biết.
Người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường thường có mức đường huyết không ổn định nên có nguy cơ cao hơn về viêm nhiễm và chậm lành vết. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân tiểu đường nên được kiểm soát chặt chẽ đường huyết và theo dõi cẩn thận sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.
Người có các bệnh mắt khác
Bệnh nhân mắc viêm màng bồ đào, glaucoma hoặc cận thị nặng có nguy cơ cao hơn phải đối mặt với biến chứng sau phẫu thuật. Bác sĩ đánh giá kỹ lưỡng trước khi quyết định phẫu thuật và lựa chọn phương pháp phẫu thuật đục thủy tinh thể phù hợp.
Người sử dụng thuốc chống đông
Người sử dụng thuốc chống đông có nguy cơ cao hơn về việc xuất huyết sau phẫu thuật. Trước phẫu thuật, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc chống đông trong khoảng thời gian được chỉ định để giảm nguy cơ xuất huyết không kiểm soát.
Một số phương pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể
Phương pháp điều trị và phòng ngừa biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể là vô cùng quan trọng để hạn chế rủi ro sau phẫu thuật. Dưới đây là những việc cần làm để điều trị và phòng ngừa biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng và giảm sưng.
- Thuốc nhỏ mắt: Bệnh nhân được kê đơn sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh và thuốc nhỏ mắt kháng viêm steroid. Thuốc nhỏ mắt kháng sinh giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, trong khi thuốc nhỏ mắt kháng viêm steroid giúp giảm sưng và viêm sau phẫu thuật.
- Thuốc uống: Bệnh nhân được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau dạng uống. Thuốc uống kháng sinh và kháng viêm giúp kiểm soát nhiễm trùng, viêm nhiễm sau phẫu thuật, trong khi thuốc giảm đau giúp giảm đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Chú ý trong sinh hoạt hằng ngày
Trong hai tuần đầu sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng và gắng sức.
- Bệnh nhân hạn chế hoặc tránh ho, hắt hơi mạnh và không cúi người trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật.
- Bạn không nên dụi mắt trong giai đoạn sau phẫu thuật vì có thể gây ra áp lực và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mắt.
- Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với mắt trong hai tuần đầu sau phẫu thuật. Việc tiếp xúc nước gây nhiễm trùng và ảnh hưởng đến quá trình bình phục của mắt.
- Trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân không nên tự lái xe để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác.
- Sau phẫu thuật, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt khỏi gió và bụi gây kích ứng và nhiễm trùng mắt.
- Bệnh nhân đến tái khám theo lịch hẹn được bác sĩ ấn định để kiểm tra quá trình hồi phục của mắt.
- Bạn nên thực hiện các hoạt động sinh hoạt, làm việc nhẹ nhàng để giảm áp lực và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi.
Chú ý chăm sóc mắt thường xuyên
Sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn nên băng mắt lại để bảo vệ mắt trong quá trình phục hồi. Khi thay băng, bạn hãy làm vệ sinh mắt nhẹ nhàng bằng một chiếc khăn ấm. Sau đó, bạn đặt miếng bông gòn mới lên mắt và dán lại. Tốt nhất, bạn nên sử dụng miếng băng bảo vệ mắt ngay cả khi đi ngủ ban đêm để không gây tổn thương mắt trong khi ngủ.
Liên hệ ngay với Mắt Đông Đô để được tư vấn nếu bạn đang có những dấu hiệu trên
Biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể có thể giảm thiểu nếu như bạn lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín và chất lượng. Trung Tâm Mắt Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Đông Đô chuyên thăm khám và điều trị đục thủy tinh thể. Bác sĩ đều là những chuyên gia đầu ngành hỗ trợ cho việc thăm khám, điều trị và phẫu thuật an toàn cho bệnh nhân. Trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc phẫu thuật đục thủy tinh thể an toàn và hiệu quả.
Thông qua chia sẻ biến chứng sau mổ đục thủy tinh thể mong muốn mang đến cho bạn đọc kiến thức hữu ích. Vui lòng liên hệ Mắt Đông Đô qua hotline 093.296.6565 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch thăm khám.