Đau mắt hột là bệnh lý nhiễm khuẩn dễ lây lan thành dịch thông qua đường tiếp xúc với dịch tiết của mắt hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh. Người bệnh khi mắc sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như sau:  cảm thấy mắt bị ngứa nhẹ, phần mí mắt bị sưng lên, xuất hiện nhiều gỉ mắt, dịch mủ, hột ở mắt,  đau mắt và nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.

Bệnh đau mắt hột là gì? 

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm kết mạc và giác mạc tiến triển mãn tính và dễ lây lan thành dịch. Bệnh dễ tiến triển thành nặng nếu không được điều trị sớm, các hột xuất hiện ở mắt sẽ to dần lên nổi rõ hơn trên bề mặt và có thể vỡ ra để lại sẹo ở kết mạc.

Bệnh đau mắt hột có thể lây lan và bùng phát thành dịch
Bệnh đau mắt hột có thể lây lan và bùng phát thành dịch

Sẹo nặng có thể khiến sụn mi ngắn lại, phần bờ mi lộn vào trong gây lông quặm và nguy hiểm hơn có thể làm loét và thủng giác mạc.

Triệu chứng đau mắt hột dễ nhận biết nhất

Đau mắt hột có thể xảy ra ở cả 2 bên mắt với các triệu chứng phổ biến sau:

  • Kích ứng mắt, bị sưng mí, ngứa mắt nhẹ kèm theo nhiều gỉ mắt, dịch nhầy hoặc dịch mủ.
Đau mắt hột khiến người bệnh bị sưng mí mắt
Đau mắt hột khiến người bệnh bị sưng mí mắt
  • Bệnh nhân cảm giác đau mắt và nhạy cảm với ánh sáng
  • Xuất hiện thêm các hột ở mắt: Chúng thường là các tổ chức hình tròn, nổi lên trên da, màu trắng xám, có mạch máu phía trên. Vị trí nổi hột thường là kết mạc mi trên hoặc mi dưới,cùng đồ, rìa giác mạc, hột thường có kích thước không đều, khoảng từ 0,5 mm – 1mm.
  • Nhú gai: Kèm theo các hột, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện các nhú gai hình đa giác, màu hồng, quan sát thấy có 1 trục mạch máu ở giữa và tỏa ra xung quanh là các mao mạch. 
  • Sẹo: Sẹo xuất hiện ở kết mạc mi trên có thể khiến lông mi bị mọc ngược, chà xát giác mạc gây tổn thương, thậm chí viêm nhiễm có thể dẫn tới giảm thị lực. 

Các loại bệnh đau mắt hột hiện nay 

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh đau mắt hột hiện được chia thành 5 loại chính như sau:

  • TF (trachoma follicle): Thể viêm mắt hột có hột, đây là tình trạng nhẹ nhưng xuất hiện ít nhất 5 hột ở diện sụn mi trên. 
  • TI (trachomatous inflammation): Tình trạng nặng, thâm nhiễm có thể lan tỏa trên kết mạc diện sụn mi trên và che khuất ít nhất 50% mạch kết mạc sâu.
  • TS (trachomatous conjunctival scar): Là tình trạng bệnh đã xuất hiện sẹo trên  kết mạc với hình sao, dạng mạng lưới.
  • TT (trachomatous trichiasis): Tình trạng bệnh đã biến chứng khiến xuất hiện lông cọ vào giác mạc.
Đau mắt hột làm xuất hiện các hột ở mắt
Đau mắt hột làm xuất hiện các hột ở mắt
  • CO (corneal opacity): Là loại nặng nhất của bệnh lý, gây tổn thương tới giác mạc và nguy cơ mù lòa nếu không được can thiệp ngay. 

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt hột 

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột chủ yếu là do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Ngoài ra, những tác nhân từ môi trường cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như: 

  • Điều kiện sống thấp: Điều kiện sống thấp khiến vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm và phát triển. 
  • Do mật độ dân cư đông đúc: Những đối tượng phải sinh sống ở cùng một không gian hẹp sẽ có nguy cơ lây nhiễm nhiều hơn. Vì thế đây cũng là nguyên nhân bệnh đau mắt hột có thể lây lan trở thành dịch. 
Việc vệ sinh không đảm bảo gây bệnh đau mắt hột
Việc vệ sinh không đảm bảo gây bệnh đau mắt hột
  • Do điều kiện vệ sinh kém: Tình trạng thiếu vệ sinh tay, mắt khiến bệnh dễ dàng lây lan hơn. 
  • Yếu tố tuổi tác: Đối tượng trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 6 tuổi dễ bị mắc bệnh nhất. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau mắt hột 

Bệnh nhân bị đau mắt hột tình trạng nặng, khi kéo dài và không có các giải pháp can thiệp điều trị tốt, tổn thương có thể gây hình thành sẹo ở mắt. Càng kéo dài thì tình trạng bệnh lý có thể càng nghiêm trọng, tổn thương càng nặng và người bệnh rất có thể sẽ phải đối mặt với biến chứng bao gồm:

  • Viêm kết mạc bờ mi mạn tính với các triệu chứng gây cộm, đỏ, ngứa mắt kéo dài.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn nặng dẫn tới mù lòa, viêm mủ nhãn cầu, gây vĩnh viễn mất thị lực.
  • Viêm sụn mi làm bờ mi bị xơ hóa, biến dạng. 
  • Tình trạng loét giác mạc khiến bệnh nhân bị nhức đau mắt, gây loạn thị, đục giác mạc, sau đó dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. 
  • Sẹo và hột cọ sát kéo dài làm cho giác mạc bị ảnh hưởng, tác động tới quá trình hội tụ ánh sáng dẫn tới loạn thị. 
  • Tổn thương nghiêm trọng hơn nếu kèm theo nhiễm khuẩn, nhiễm vi nấm hoặc nhiễm virus, có thể dẫn tới loét giác mạc.

Bên cạnh những biến chứng nói trên, bệnh nhân bị đau mắt hột còn có thể gặp phải nhiều biến chứng khác. Việc điều trị cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế tối đa ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của người mắc.

Những cách điều trị của bệnh đau mắt hột 

Quá trình điều trị cần căn cứ vào triệu chứng của bệnh đau mắt hột, mức độ và tình trạng của từng bệnh nhân. Sau khi thăm khám và kiểm tra, bệnh nhân sẽ được chỉ định cụ thể phương pháp phù hợp với tình trạng người bệnh lúc đó, một số phương pháp thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

Điều trị nội khoa

Đây là cách trị đau mắt hột thông qua sử dụng thuốc kháng sinh, thường dùng với các trường hợp nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn. Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều là erythromycin hoặc azithromycin. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi có kết quả thăm khám. 

Điều trị nội khoa được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân mắc đau mắt hột
Điều trị nội khoa được bác sĩ chỉ định với bệnh nhân mắc đau mắt hột

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm thuốc mỡ tra mắt tetracyclin 1% nhằm giúp làm giảm sưng, viêm. Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng mắt để đảm bảo hiệu quả.

Người bệnh có thể dùng thêm thuốc nhỏ đau mắt hột (nước mắt nhân tạo) và bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật. 

Điều trị ngoại khoa 

Khi bệnh nhân xuất hiện các biểu hiện đau mắt hột như lông quặm, hột mọc dày thì bệnh nhân cần kết hợp điều trị nội khoa và phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ biến chứng. Việc phẫu thuật cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao mới đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn cho đôi mắt. 

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc cũng như vệ sinh mắt đúng cách để có thể nhanh chóng hồi phục. 

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau mắt hột ?

Ths.Bs Đinh Thị Phương Thủy cho biết, bệnh đau mắt hột có thể tái nhiễm nếu như bệnh nhân không thực hiện đúng các chỉ định về điều trị cũng như vệ sinh đúng cách từ bác sĩ. Vì thế, để bảo vệ đôi mắt, đồng thời ngăn ngừa biến chứng, bệnh nhân cần áp dụng các cách phòng tránh bệnh đau mắt hột như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mắt bằng khăn sạch, ấm, ẩm kết hợp với việc massage nhẹ nhàng nhằm giúp kích thích mạch máu vùng mắt lưu thông tốt hơn. 
  • Rửa tay sạch và thường xuyên tắm rửa nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh lý đau mắt hột.
  • Hạn chế việc sử dụng thiết bị điện tử quá lâu hoặc dùng chúng trong bóng tối, điều kiện chiếu sáng không đủ. 
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, đảm bảo vệ sinh đồ dùng cá nhân sạch sẽ và nguồn nước sử dụng an toàn. 
  • Sử dụng kính chống bụi và chống nắng để hạn chế gây tổn thương tới mắt.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng và đủ chất dinh dưỡng để có được sức khỏe đôi mắt tốt nhất.
  • Thường xuyên kiểm tra mắt để có thể theo dõi sức khỏe thị lực và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, điều trị bệnh nhãn khoa.

Đến Mắt Đông Đô ngay để được các chuyên gia khám và tư vấn điều trị đau mắt hột an toàn nhất 

Hiện nay, dù số lượng các phòng khám mắt đang ngày càng tăng, tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo yếu tố chuyên môn. Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô là đơn vị hàng đầu về khám và điều trị các bệnh lý nhãn khoa, trong đó có bệnh đau mắt hột. 

Mắt Đông Đô quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý nhãn khoa như: Ths Bs Đinh Thị Phương Thủy, hiện đang là Giám đốc điều hành Bệnh viện Đông Đô là chuyên gia có hơn 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý nhãn khoa nói chung và bệnh đau mắt hột nói riêng; Gs.Ts Bác sĩ cao cấp Hà Huy Tài, chuyên gia hàng đầu về bệnh lý mắt ở trẻ em, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị. 

Ths.Bs Đinh Thị Phương Thủy khám mắt cho bệnh nhân
Ths.Bs Đinh Thị Phương Thủy khám mắt cho bệnh nhân

Chưa hết, song song với chất lượng y bác sĩ, Mắt Đông Đô hiện đã trang bị và đưa vào sử dụng các thiết bị y tế chất lượng giúp chỉ đích danh bệnh lý, là căn cứ để bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Bên cạnh việc đảm bảo yêu cầu về yếu tố chuyên môn khi lựa chọn thăm khám tại Trung Tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô người bệnh còn được trải nghiệm dịch vụ y tế tốt nhất theo phương châm định hướng chung 3H (Hospital – Hotel – Home) bệnh viện quy mô tầm cỡ, khu vực thăm khám và điều trị nội trú được thiết kế đầy đủ tiện nghi như khách sạn, dịch vụ chăm sóc tận tâm như người nhà.

Đau mắt hột là căn bệnh không hiếm gặp, có thể để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới thị lực. Người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời, nhanh chóng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *