Bệnh tăng nhãn áp nếu không được điều trị sớm có thể gây tổn thương dây thần kinh thị giác và nguy hiểm hơn là mất thị lực vĩnh viễn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý này cũng như các phương pháp điều trị tăng nhãn áp phổ biến trong bài viết dưới đây.
Bệnh tăng nhãn áp (khái niệm, triệu chứng)
Tăng nhãn áp là một bệnh lý về mắt gây tổn thương dây thần kinh thị giác – dây thần kinh có nhiệm vụ truyền tín hiệu thị giác giữa mắt và não. Bệnh xảy ra khi có áp suất cao bên trong mắt (áp lực nội nhãn, hoặc IOP), do sự tích tụ chất lỏng không thể thoát ra đúng cách. Tổn thương dây thần kinh thị giác làm ảnh hưởng đến thị lực ngoại vi, thị lực trung tâm hoặc mất thị lực một phần và toàn bộ.
Thông thường, bệnh tăng nhãn áp thường không gây đau và không có triệu chứng rõ rệt. Ban đầu, thường thị lực ngoại vi hoặc ở xung quanh, đặc biệt là vùng mũi bị mất dần. Nặng hơn là bệnh nhân sẽ không thể nhìn thấy rõ mọi thứ.
Tuy nhiên, bệnh tăng nhãn áp cấp tính thường ít phổ biến nhưng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng như mắt mờ đột ngột, xuất hiện quầng sáng quanh mắt, đau mắt, buồn nôn và nôn. Khi thấy các triệu chứng trên bạn cần chữa trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Một số phương pháp điều trị tăng nhãn áp
Tùy thuộc và loại bệnh tăng nhãn áp, mức độ bệnh và cơ địa của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thích hợp. Hiện nay có 4 phương pháp điều trị tăng nhãn áp phổ biến bao gồm:
Thuốc nhỏ mắt
Sử dụng thuốc nhỏ mắt là cách điều trị tăng nhãn áp phổ biến nhất. Mục đích của thuốc nhỏ mắt là giảm áp lực nội nhãn IOP và ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh thị giác. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, sau khi tra thuốc bạn nên nhắm mắt từ 1 – 2 phút hoặc ấn nhẹ vào khóe mắt gần mũi để đóng ống dẫn nước mắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sử dụng bổ sung nước mắt nhân tạo để giảm khó chịu, hạn chế tình trạng khô mắt. Các loại nước mắt nhân tạo cũng có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng và dấu hiệu tổn thương bề mặt mắt ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống tăng nhãn áp.
Uống thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa sẽ kê đơn cho bệnh nhân các loại thuốc uống chứa chất gây ức chế anhydrase carbonic nhằm giảm nguy cơ mất thị lực.
Bệnh nhân sử dụng thuốc uống điều trị tăng nhãn áp cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu không tuân thủ phác đồ điều có thể gây tình trạng mất thị lực vĩnh viễn.
Điều trị Laser
Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thực hiện điều trị bằng laser:
- Laser Trabeculoplasty: Tia laser để mở các ống dẫn lưu để nhiều chất lỏng thoát ra hơn và giảm áp suất bên trong mắt.
- Laser Cyclodiode: Giúp phá hủy một số mô mắt tạo ra thủy dịch để, giảm áp suất bên trong mắt
- Laser Iridotomy: Tia laser tạo ra các lỗ trong mống mắt để chất lỏng chảy ra khỏi mắt.
Trong quá trình điều trị laser bác sĩ sẽ gây tê cục bộ đôi mắt để giảm đau. Sau ca phẫu thuật bằng laser bệnh nhân vẫn tiếp tục theo dõi và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Phẫu thuật
Nếu thực hiện điều trị tăng nhãn áp bằng các phương pháp trên không đạt hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật để kiểm soát bệnh cũng như ngăn ngừa mất thị lực. Một số loại phẫu thuật tăng nhãn áp phổ biến hiện nay là:
Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MIGS)
Phương pháp phẫu thuật tăng nhãn áp xâm lấn tối thiểu (MIGS) hiện đang khá phổ biến hiện nay giúp giảm hoặc loại bỏ nhu cầu sử dụng thuốc tăng nhãn áp. Quá trình phẫu thuật MIGS chỉ gây ra các vết mổ nhỏ, ít gây tổn thương cho mắt so với phẫu thuật thông thường.
Phẫu thuật cắt màng cứng
Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để cắt bỏ một phần lớp bao phủ bên ngoài lòng trắng của mắt (màng cứng). Phẫu thuật này nhằm để dịch trong mắt dễ dàng chảy ra ngoài hơn.
Đặt ống dẫn lưu
Bác sĩ cấy một ống dẫn lưu nhỏ vào mắt nhằm đưa dịch trong mắt đến một bể chứa tạo ra bên dưới kết mạc. Dịch này sẽ được hấp thụ vào các mạch máu gần đó.
Chăm sóc mắt sau điều trị tăng nhãn áp
Để quá trình sau điều trị tăng nhãn áp đạt được hiệu quả tốt nhất giúp mắt phục hồi nhanh chóng, bạn cần chú ý vào quá trình chăm sóc sau điều trị.
- Lên thực đơn ăn uống lành mạnh bằng việc bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho mắt. Một số loại thảo dược có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tăng nhãn áp như quả việt quất.
- Tập thể dục thường xuyên có thể giúp làm giảm áp lực trong mắt.
- Hạn chế uống cà phê vì có thể làm tăng áp lực mắt.
- Kiểm soát cân nặng và huyết áp để ngăn chặn tình trạng kháng insulin.
Trung tâm Mắt kỹ thuật cao BV Đông Đô nơi quy tụ nhiều bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh tăng nhãn áp
Điều trị tăng nhãn áp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ sở y tế chuyên khoa mà bệnh nhân lựa chọn để điều trị. Một địa chỉ uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao là yếu tố bệnh nhân cần cân nhắc.
Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô hiện là địa chỉ hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe đôi mắt, điều trị bệnh lý liên quan tới mắt, trong đó có tăng nhãn áp. Hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu, được Mắt Đông Đô đầu tư và đưa vào sử dụng, mang đến hiệu quả cao trong hỗ trợ chẩn đoán.
Mắt Đông Đô được định hướng xây dựng và phát triển theo phương châm 3H (Hospital – Hotel – Home), trở thành bệnh viện quy mô, có dịch vụ lưu trú như khách sạn và chăm sóc khách hàng tận tâm như người nhà.
Khách hàng, người bệnh khi khám tại Mắt Đông Đô sẽ nhận được sự tư vấn tận tâm chi tiết của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng trực tiếp can thiệp và xử lý nhiều ca khó, phức tạp như Ths Bs Đinh Thị Phương Thủy, một chuyên gia sở hữu 15 năm kinh nghiệm khám và điều trị nhãn khoa; Gs Ts Bs Hà Huy Tài, người có hơn 40 năm kinh nghiệm với kiến thức chuyên môn sâu sắc,…
Bài viết vừa cung cấp đến bạn các thông tin về điều trị tăng nhãn áp. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy cùng chia sẻ những kiến thức này cho người thân yêu của mình nữa nhé!
👁️🗨️ Trung Tâm Mắt Kỹ Thuật Cao Bệnh Viện Đông Đô – Cherish your eyes!
🏥 Địa chỉ: Số 5 Xã Đàn, P.Phương Liên, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
📞 Hotline: 0932.966.565
🌏 Website: https://matdongdo.com.vn