Đục thủy tinh thể là gì? Triệu chứng, biểu hiện của bệnh Đục thủy tinh thế như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh Đục thủy tinh thể và cách phát hiện bệnh ra sao? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Đục thủy tinh thể là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể như: môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng, di truyền, chấn thương…Tuy nhiên đục thủy tinh thể do tuổi tác chiếm phần lớn. Hiện tượng đục thể thuỷ tinh hầu hết đều xuất hiện sau độ tuổi 60.
– Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
– Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
– Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
– Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
– Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị…
– Tuổi tác: Khi con người già đi, những sự thay đổi có thể xảy ra trong cấu trúc protein thủy tinh thể dẫn đến đục thể thuỷ tinh.
– Bẩm sinh: Trẻ em mới sinh ra cũng có nguy cơ mắc đục thủy tinh thể do rối loạn di truyền. Ngoài ra bệnh cũng có thể phát triển do mẹ khi mang thai mắc các bệnh truyền nhiễm như như bệnh sởi, bệnh rộp da và giang mai.
– Các nguyên nhân thứ phát: Các căn bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường cũng có thể biến chứng thành đục thể thuỷ tinh. Dùng kéo dài một số thuốc như corticoid (nhỏ cũng như uống), thuốc hạ mỡ máu (simvastatin), thuốc chống loạn nhịp tim (amilodarone), thuốc trầm cảm (phenothiazin)… làm tăng nguy cơ đục thể thuỷ tinh.
– Chấn thương: Một số chấn thương có thể dẫn đến sự hình thành đục thể thuỷ tinh ngay hoặc sau nhiều năm.
– Các nguyên nhân khác: bao gồm mắt tiếp xúc quá nhiều với tia UV (tia cực tím), tia X và bức xạ khác trong lúc xạ trị…
Những triệu chứng thường gặp nhất là:
– Nhìn mờ
– Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
– Màu có vẻ nhạt hơn.
– Ban đêm thị giác kém hơn.
– Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
– Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn. Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/ đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.
– Nhìn mờ
– Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
– Màu có vẻ nhạt hơn.
– Ban đêm thị giác kém hơn.
– Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
– Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn. Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/ đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.
Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
– Đo thị lực bằng bảng thị lực.
– Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
– Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
– Siêu âm mắt
Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.
– Đo thị lực bằng bảng thị lực.
– Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
– Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
– Siêu âm mắt
Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.
Mắt Đông Đô là địa chỉ uy tín, chất lượng trong khám và điều trị các bệnh – tật về Mắt tại Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp bất cứ vấn đề gì về Mắt có thể liên hệ để đặt lịch khám nhằm phát hiện sớm các bệnh đồng thời có cách điều trị kịp thời.
Hotline 1900 1965 nhánh số 6 – 0932 966 565 hoặc inbox fanpage để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
—————-
????? ??̂? ??̆́? ??̃ ????̣̂? ??? ??̣̂?? ???̣̂? Đ?̂?? Đ?̂ – ??????? ???? ????!
Hotline: 1900 1965 – Nhánh số 6 – 0932 966 565
Website: www.matdongdo.com.vn
Email: eyedongdo@gmail.com
Add: Số 5 Xã Đàn, P.Phương Liên, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội