Rách giác mạc nếu như không được điều trị kịp thời là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến thị lực cũng như sức khỏe của đôi mắt. Rách giác mạc mắt là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc thậm chí mù lòa nếu đã nhiễm trùng không chữa trị và sơ cứu kịp thời. Cùng Mắt Đông Đô tìm hiểu tất cả những thông tin liên quan đến rách màng mắt.
Rách giác mạc là gì?
Giác mạc là lớp mỏng và trong suốt bên ngoài mắt có nhiệm vụ bảo vệ các thành phần bên trong của nhãn cầu và giúp mắt nhìn thấy các vật qua quá trình chuyển đổi ánh sáng. Rách giác mạc còn được gọi là trầy xước mô giác mô, xảy ra khi lớp giác mạc bị tổn thương do dị vật, gây ra giảm thị lực, đau nhức và khó chịu.
Dị vật có thể là những vật nhỏ như bụi, cát, hoặc những vật lớn hơn như thủy tinh hay côn trùng. Rách giác mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và trong các hoạt động hàng ngày như vận động ngoài trời, tham gia thể thao hoặc làm việc. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, rách giác mạc dẫn đến các vấn đề khác như loét giác mạc, sẹo giác mạc và giảm thị lực vĩnh viễn.
Một số nguyên nhân gây rách giác mạc mắt
Nguyên nhân chính dẫn đến rách màng mắt thường là do dị vật gây tổn thương. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này phải kể đến như.
- Mắt bị móng tay, bút hoặc cọ trang điểm, giấy quẹt vào.
- Bạn dùng sức quá mạnh khi dụi mắt.
- Mắt bị bám bụi, cát, mùn cưa, tro hoặc các vật lạ khác vào mắt.
- Mắt tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
- Bạn sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài hoặc kính áp tròng bẩn mà không được vệ sinh đúng cách.
- Bạn không đeo kính bảo hộ khi tham gia thể thao hoặc các hoạt động nguy hiểm.
- Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
Triệu chứng rách giác mạc
Khi dị vật bám vào giác mạc, người bệnh có các triệu chứng như cảm giác cộm, khó khăn trong việc mở mắt. Mắt đỏ và đau, nhạy cảm với ánh sáng và tạm thời mất khả năng nhìn rõ. Khi dị vật gây rách giác mạc, người bệnh đối mặt với những triệu chứng nặng hơn như đỏ mắt, có dấu hiệu chảy nước mắt, đau rát.
Xem thêm: Quá trình mổ mắt cận thị và những lầm tưởng khi mổ mắt cận thị
Thủng giác mạc có nguy hiểm không?
Thủng giác mạc có nguy hiểm không là một trong những vấn đề cũng được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Mức độ nguy hiểm khi rách giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương.
Những vết xước trên giác mạc là tổn thương bên ngoài lớp biểu mô thường tự lành sau 2-3 ngày mà không ảnh hưởng đến thị lực và không để lại sẹo. Tuy nhiên, tổn thương giác mạc lớn hơn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và gây ra những biến chứng nguy hiểm như sẹo giác mạc, loét giác mạc, thậm chí gây mất thị lực. Rách giác mạc bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc khá nhiều vào mức độ mà mắt gặp phải.
Thông thường, vết rách sau khi được khâu sẽ tự lành khoảng một tháng. Tuy nhiên sau quá trình lành, giác mạc hình thành sẹo hoặc gặp các vấn đề khác như viêm giác mạc tái phát hoặc loạn dưỡng giác mạc, mất thị lực nghiêm trọng. Bệnh nhân cần tiếp tục theo dõi và điều trị vết thương để phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng.
Tham khảo thêm: Cận 10 độ có mổ được không? Tham khảo lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu
Phương pháp điều trị rách giác mạc hiệu quả
Phương pháp điều trị rách giác mạc yêu cầu phối hợp chặt chẽ và kỹ lưỡng, vì tổn thương khá nặng ở mắt. Nếu việc xử lý không tốt, mắt để lại hậu quả nghiêm trọng như mất thị lực.
Để điều trị rách giác mạc gây ra bởi chấn thương đụng, người bệnh cần nhanh chóng che mắt bằng băng và đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để được khám và điều trị. Trong trường hợp chấn thương xuyên thủng, bạn cần cầm máu ngay lập tức vì đó là nguyên nhân gây rách màng giác mạc.
Người bệnh có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt như Chloramphenicol, sau đó che mắt bằng băng và đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất khâu và điều trị vết thương nhanh chóng.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn sau đây:
- Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bạn tránh dụi mắt và đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường khói bụi, độc hại.
- Bạn nên đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho mắt và không làm việc quá lâu.
- Người bệnh nên tái khám nếu mắt có triệu chứng đau nhiều hơn, kích ứng và sự xuất hiện tình trạng nặng.
- Bạn không sử dụng kính áp tròng trừ khi có sự cho phép của bác sĩ.
- Khi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời, bạn nên đeo kính râm để giảm nhạy cảm với ánh sáng.
Câu trả lời từ chuyên gia: Cận loạn có mổ được không? Cần phải chú ý gì khi phẫu thuật mắt
Bạn đọc tham khảo về bài viết liệu mổ mắt lasik có thật sự an toàn?
Biện pháp phòng ngừa rách giác mạc
Để phòng ngừa tổn thương đối với giác mạc, bạn áp dụng các biện pháp sau đây:
- Bạn tránh dụi mắt quá mạnh bằng tay hoặc các vật cứng khác, đặc biệt khi làm việc ở nơi có bụi bẩn, khói và các tác nhân gây tổn thương.
- Bạn nên giữ không cho trẻ em sử dụng các vật cứng gây tổn thương cho mắt.
- Bạn nên đeo kính bảo vệ khi tiếp xúc với hóa chất hoặc khi thực hiện công việc nguy hiểm.
- Bạn thông báo ngay cho bác sĩ khi mắt đau nhức, giảm thị lực hoặc mắt bị đỏ.
- Bạn nên bổ sung vitamin thông qua việc ăn nhiều trái cây để tăng cường hệ miễn dịch.
Tham khảo về chi phí mổ mắt viễn thị qua bài viết: Mổ mắt viễn thị bao nhiêu tiền? Các phương pháp mổ mắt viễn thị an toàn
Đến ngay Mắt Đông Đô để kiểm tra mắt khi bị rách giác mạc
Rách giác mạc là một trong những bệnh lý nguy hiểm nếu như chúng ta không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Mắt Đông Đô là một trong những địa chỉ vô cùng uy tín để bạn có thể đến thăm khám và điều trị các vấn đề liên quan đến mắt. Bác sĩ đầu ngành là các phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ nhãn khoa hỗ trợ thăm khám cũng như điều trị chuyên sâu.
Quy trình thăm khám mắt chuyên sâu bằng các trang thiết bị máy móc hiện đại và tiên tiến. Phương pháp điều trị tối ưu được cập nhật từ nhiều công trình nghiên cứu hàng đầu trên thế giới. Cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại hỗ trợ cho việc thăm khám và điều trị vô cùng chất lượng.
Rách giác mạc là một trong những vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với mắt. Nếu như bạn gặp các trường hợp kể trên nên liên hệ với Mắt Đông Đô thông qua số hotline 093.296.6565 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: Mắt bị cận nên làm gì? 7 cách đơn giản giúp mắt không tăng độ cận