Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực nếu không được điều trị sớm. Do đó, việc nắm những thông tin về bệnh, dấu hiệu sẽ giúp bệnh nhân phát hiện sớm và có phương pháp phòng ngừa để bảo vệ thị lực tốt hơn.  

Bệnh võng mạc đái tháo đường là gì?

Võng mạc là lớp sợi thần kinh của mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng và nhận hình ảnh từ mắt đến não và ngược lại.

Bệnh võng mạc đái tháo đường là bệnh lý mạch máu võng mạc hay gặp nhất, gây ảnh hưởng đến thị lực bệnh nhân. Những biểu hiện đe dọa thị giác như phù hoàng điểm, bệnh võng mạc tăng sinh là những biểu hiện giai đoạn nặng của tổn thương mạch máu võng mạc. 

So sánh mắt bình thường và mắt bị võng mạc đái tháo đường
So sánh mắt bình thường và mắt bị võng mạc đái tháo đường

Người mắc đái tháo đường type 1 và type 2 có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng về mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường tiến triển bệnh sau 10-15 năm, bất kể khi Insulin có tăng hay không. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây tổn thương nghiêm trọng ở đáy mắt như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc, bong võng mạc, mù lòa. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh võng mạc đái tháo đường

Nguyên nhân chính dẫn đến võng mạc tiểu đường chủ yếu là do lượng đường trong máu do bệnh tiểu đường gây ra. Theo thời gian, bệnh tiểu đường tiến triển có thể làm hỏng các mạch máu trên toàn cơ thể. Tổn thương mắt bắt đầu hình thành khi mạch máu nhỏ khi đi đến võng mạc bị chặn làm rò rỉ chất lỏng hoặc chảy máu. 

Để khắc phục tắc nghẽn mạch máu, mắt sẽ phát triển các mạch máu mới. Nhưng khi mạch máu phát triển không đúng cách sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ hoặc chảy máu ra ngoài. 

Các loại bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Võng mạc đái tháo đường phát triển với nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh võng mạc tăng sinh và không tăng sinh.

Bệnh võng mạc không tăng sinh

Tình trạng phù và thiếu máu hoàng điểm gây ra các triệu chứng về thị giác. Bệnh nhân có thể không bị mất thị lực ngay cả khi võng mạc tiến triển. 

Dấu hiệu đầu của bệnh võng mạc không tăng sinh: 

  • Vi phình mạch: Biểu hiện với những chấm đỏ sáng, kích thước từ 12 – 100 chỉ thấy được trên lâm sàng.
  • Xuất huyết võng mạc ở dạng chấm và dạng vệt.
  • Xuất tiết cứng với các nốt rời rạc màu vàng trong võng mạc.
  • Xuất tiết bông là các vùng trắng trên võng mạc có bờ rõ ràng, che lấp phần mạch máu ở dưới.

Triệu chứng bệnh võng mạc tiểu đường giai đoạn sau:

  • Phù hoàng điểm: Bệnh được phát hiện trên khám sinh hiển vi như một vùng gồ lên và mờ đi của các lớp võng mạc.
  • Tĩnh mạch giãn xuất hiện những hiện tượng bất thường vi mạch trong võng mạc

Tình trạng xuất huyết thường rải rác khắp cực sau và ở bất kỳ vị trí nào. Tuy nhiên, nếu chỉ thấy ở khu chu vi thì còn là triệu chứng của bệnh thiếu máu cục bộ mắt. 

Bệnh võng mạc không tăng sinh
Bệnh võng mạc không tăng sinh

Bệnh võng mạc tăng sinh

Bệnh võng mạc tăng sinh phát triển từ võng mạc khởi phát và đây chính là nguyên nhân của nhiều trường hợp mất thị lực. Mạch máu mới hình thành (tăng sinh) trên bề mặt võng mạc có xu hướng dễ vỡ và chảy máu vào buồng dịch kính. Hiện tượng này co kéo làm bong võng mạc dẫn đến mù lòa.

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh võng mạc tăng sinh chính là cảm giác như nhìn qua sương mù, ruồi bay hay thậm chí mất thị lực hoàn toàn. Mặc dù bệnh nhân sẽ không có triệu chứng đau nhức, nhưng đây là giai đoạn bệnh lý võng mạc đái tháo đường nghiêm trọng cần phải điều trị ngay.

Những đối tượng thường mắc bệnh võng mạc tiểu đường

Bất kỳ ai khi đã mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2 đều có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên, với những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn nếu: 

  • Mắc tiểu đường lâu năm.
  • Mức glucose trong máu cao.
  • Huyết áp cao. 
  • Cholesterol cao. 
  • Đang trong thai kỳ. 
  • Thường xuyên hút thuốc lá. 

Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể giảm nguy cơ phát triển thành bệnh lý võng mạc tiểu đường bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, cholesterol và huyết áp

Bệnh nhân thăm khám bệnh lý vong mạc đái tháo đường
Bệnh nhân thăm khám bệnh lý vong mạc đái tháo đường tại Mắt Đông Đô

Chẩn đoán bệnh lý võng mạc đái tháo đường

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý võng mạc đái tháo đường, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp đáy mắt khám cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tra thuốc vào mắt giúp mở rộng (giãn) đồng tử để bác sĩ có thể quan sát đáy mắt rõ hơn. Loại thuốc này có thể khiến bệnh nhân có hiện tượng mờ mắt đến khi thuốc hết tác dụng.

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ nhãn khoa sẽ chẩn đoán bệnh võng mạc đái tháo đường nếu bệnh nhân xuất hiện:

  • Mạch máu bất thường.
  • Dấu hiệu sưng phù, xuất huyết hoặc lắng đọng mỡ trên võng mạc.
  • Có hình thành các mạch máu mới và mô sẹo.
  • Xuất huyết dịch đặc trong dịch kính.
  • Bong võng mạc và bất thường ở thần kinh thị giác.

Ngoài ra, bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số bài kiểm tra như: 

  • Kiểm tra thị lực.
  • Đo nhãn áp: Kiểm tra mức độ tăng nhãn áp.
  • Kiểm tra dấu hiệu đục thủy tinh thể.
  • Kỹ thuật chụp đáy mắt: Kỹ thuật chụp mạch huỳnh quang đáy mắt (FFA), kỹ thuật chụp cắt lớp đáy mắt (OCT).

Cách điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Điều trị bệnh võng mạc tiểu đường chỉ thực sự cần thiết khi bác sĩ phát hiện các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân. Mục tiêu chính của việc điều trị là xử lý các vùng võng mạc bất thường, cải thiện tình trạng võng mạc của bệnh nhân.

Điều trị võng mạc tiểu đường bằng tia Laser

Đối với bệnh võng mạc đái tháo đường có nguy cơ xuất huyết dịch kính thì bác sĩ nhãn khoa sẽ chỉ định điều trị laser quang đông toàn võng mạc. 

Cơ chế tác động: Laser trực tiếp phá hủy vùng võng mạc thiếu máu –  nơi sản sinh ra yếu tố tăng sinh mạch máu. Đồng thời, phá hủy các tế bào cảm quang và  tế bào biểu mô sắc tố võng mạc tiêu thụ oxy. Từ đó, cải thiện quá trình oxy hóa của lớp võng mạc phía trong và giảm bớt kích thích sản sinh các yếu tố tăng sinh tân mạch.

Kỹ thuật laser phổ biến: Kỹ thuật laser quang đông ổ (focal laser), quang đông lưới (grid laser), quang đông toàn bộ võng mạc (panretinal laser),…

Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường
Điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường

Ưu điểm: 

Công nghệ laser quang đông võng mạc đã vượt qua nhiều hạn chế của các loại laser thông thường hiện có với ưu điểm: 

  • Thời gian tác động lên mô võng mạc rất ngắn.
  • Không gây tổn thương rộng. 
  • Giảm thiểu tối đa tác động lên võng mạc liên đới.
  • Điều trị an toàn tại vùng hoàng điểm.
  • Thiết kế chương trình điều chỉnh laser chùm có nhiều chế độ phù hợp với đặc điểm cụ thể của hoàng điểm và võng mạc.
  • Quá trình điều trị ít đau hoặc không gây đau chút nào.
  • Không để lại sẹo lớn hay làm giảm thị lực ở vùng chu biên.
  • Không làm mất khả năng nhận biết màu sắc và hạn chế thị lực ban đêm. 

Tiêm nội nhãn

Phương pháp tiêm thuốc nội nhãn được bác sĩ chỉ định trong điều trị tân mạch võng mạc (Avastin, Lucentis) điều trị phù hoàng điểm (Triamcinolon, dexamethason) được xem xét và chỉ định cho từng tình trạng cụ thể. Ngoài ra, các loại thuốc được gọi là thuốc kháng VEGF (ức chế tăng sinh tân mạch) như Lucentis, Avastin, Aflibercept giúp làm chậm hoặc đảo ngược bệnh võng mạc tiểu đường. 

Phẫu thuật cắt dịch kính

Phẫu thuật cắt dịch kính điều trị võng mạc đái tháo đường có thể được chỉ định khi người bệnh gặp phải tình trạng:

  • Xuất huyết dịch kính dai dẳng. 
  • Màng trước võng mạc lan rộng. 
  • Bong võng mạc co kéo. 
  • Phù hoàng điểm do đái tháo đường kéo dài dai dẳng. 

Phẫu thuật cắt dịch kính võng mạc được thực hiện ở giai đoạn cuối của bệnh. Phương pháp này nhằm loại bỏ hoàn toàn máu và mô u đã hình thành trong buồng dịch kính, tập trung điều trị tình trạng võng mạc bị tổn thương. 

Nhược điểm lớn của giai đoạn này là phẫu thuật có thể không mang lại hiệu quả tốt cho chức năng thị giác hoặc làm mất khả năng nhìn rõ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh lý võng mạc tiểu đường

Bệnh nhân đái tháo đường có thể làm chậm diễn tiến bệnh bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp luôn ở mức ổn định. Các chỉ số này phải nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị đặt ra. Ngoài ra, bệnh nhân phải loại bỏ hoàn toàn các tác nhân ảnh hưởng đến võng mạc như sử dụng thuốc lá, béo phì…

Bên cạnh đó, bệnh nhân võng mạc đái tháo đường cần khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Điều này giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm tổn thương võng mạc, đồng thời có phương pháp điều trị sớm giữ được thị lực, ngăn nguy cơ giảm thị lực hoặc mù lòa.

Mắt Đông Đô – Chuyên điều trị võng mạc đái tháo đường

Hiện nay, tại Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô đang triển khai nhiều gói dịch vụ tầm soát võng mạc đái tháo đường với chi phí rất hợp lý phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. 

Với tầm nhìn xây dựng mô hình khám chữa bệnh 3H, bệnh viện luôn trang bị trang thiết bị công nghệ hiện đại cùng với bác sĩ giàu kinh nghiệm trong ngành nhãn khoa. Điều này giúp bệnh nhân thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. 

Trang thiết bị khám mắt tại Mắt Đông Đô
Trang thiết bị khám mắt tại Mắt Đông Đô

Quy trình khám khám và điều trị võng mạc đái tháo đường tại bệnh viện Đông Đô được diễn ra với các bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khám tổng quát và đánh giá tình trạng mắt của bệnh nhân.
  • Bước 2: Khám đáy mắt và chụp hình đáy mắt để đưa ra nhận định tổn thương.
  • Bước 3: Chỉ định chụp OCT và chụp mạch máu huỳnh quang để đánh giá.

Trên đây là những thông tin về võng mạc đái tháo đường, nguyên nhân và cách chữa, hy vọng chúng hữu ích với bạn đọc. Nếu thấy nghi ngờ mắc võng mạc tiểu đường, hãy liên hệ ngay tới Trung Tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô để được tư vấn ngay hôm nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *