Cườm nước hay còn được gọi là thiên đầu thống, tên khoa học là Glaucoma, là tình trạng thần kinh thị giác kết nối não với mắt bị tổn thương. Bệnh lý có thể khiến người mắc bị mất thị lực nếu như không được điều trị sớm. Tham khảo các thông tin liên quan tới bệnh lý này thông qua bài viết dưới đây của Mắt Đông Đô

Bệnh cườm nước là gì? 

Cườm nước hay còn gọi là chứng tăng nhãn áp là một trong số nhóm các bệnh lý gây tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác, kéo dài dẫn tới mù lòa. Bệnh lý xảy ra khi chất lỏng ở mắt không thoát ra ngoài và dẫn tới tăng áp lực ở mắt, gây áp lực tới dây thần kinh thị giác. 

Cườm nước kéo dài có thể dẫn tới mù lòa
Cườm nước kéo dài có thể dẫn tới mù lòa

Đáng nguy hiểm khi bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng lại rất ít các triệu chứng phát hiện được ở giai đoạn đầu. Cườm nước có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh lý này đang phổ biến nhất ở độ tuổi 70 và 80.

Các dạng cườm nước 

Bệnh cườm nước phổ biến nhất là 2 thể glaucoma góc mở và góc đóng. Dù là thể bệnh nào thì nó đều gây ra những thương tổn cho dây thần kinh thị giác mà khó thể hồi phục được. Cụ thể:

Glaucoma góc đóng

Tình trạng này xảy ra khi góc thoát thuỷ dịch của mắt đã bị đóng hoàn toàn. Dẫn đến việc mắt bị gia tăng áp suất một cách đột ngột, cực kỳ nguy hiểm cho người bệnh. 

Cườm nước góc đóng thường đi kèm tình trạng đau đầu, đau mắt
Cườm nước góc đóng thường đi kèm tình trạng đau đầu, đau mắt

Người mắc bệnh cườm nước dạng này thường xuất hiện các dấu hiệu như đau đầu, đau mắt, xuất hiện quầng sáng ở xung quanh khi nhìn vào các bóng đèn hoặc thường cảm thấy buồn nôn. Bệnh nhân cần được đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. 

Glaucoma góc mở

Glaucoma góc mở là một hình thức phổ biến nhất của căn bệnh. Người mắc bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch, dẫn tới việc tăng áp suất của mắt. Kéo dài tình trạng sẽ dẫn tới việc các dây thần kinh thị giác bị tổn thương, tuy nhiên quá trình thường không gây đau đớn và diễn biến từ từ. 

Vì thế, bệnh nhân thường rất khó nhận biết dấu hiệu bệnh lý và đến thăm khám tại các cơ sở y tế. 

Ai dễ mắc bệnh cườm nước? 

Theo thống kê, những đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh cườm nước:

Người trên 40 tuổi dễ mắc bệnh cườm nước
Người trên 40 tuổi dễ mắc bệnh cườm nước
  • Người ở độ tuổi trên 40.
  • Người có tiền sử gia đình đang hoặc đã mắc bệnh lý. 
  • Người bị cận thị đối với bệnh Glaucoma góc mở hoặc bị viễn thị đối với bệnh Glaucoma góc đóng. 
  • Đối tượng mắc bệnh lý nền như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. 
  • Người đã từng phẫu thuật về mắt hoặc gặp phải các chấn thương mắt. 
  • Lạm dụng sử dụng thuốc có sử dụng corticosteroid trong thời gian dài.

Vì sao bị cườm nước? 

Bệnh lý Glaucoma không xác định được nguyên nhân một cách rõ ràng nhưng nghiên cứu đã cho thấy chúng có liên quan tới việc tăng áp lực trong mắt hoặc giảm phần lưu lượng máu để nuôi dưỡng các dây thần kinh thị giác. 

Tăng nhãn áp 9cườm nước) có liên quan tới tình trạng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác
Tăng nhãn áp có liên quan tới tình trạng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác

Nguyên nhân nói trên có thể do các tổn thương ở trong mắt hoặc do bẩm sinh. Bên cạnh đó có một vài nguyên nhân khác dẫn tới chứng cườm nước, bao gồm:

  • Yếu tố tuổi tác: Thống kê cho thấy cứ khoảng 10 người ở độ tuổi trên 75 sẽ có 1 người bị mắc bệnh. 
  • Dân tộc: Người có nguồn gốc châu Á, châu Phi hoặc vùng Caribbean có nguy cơ mắc chứng cườm nước cao hơn so với các vùng khác.
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì bạn có nguy cơ cao bị Glaucoma.

Dấu hiệu phổ biến khi bị cườm nước

Triệu chứng bệnh cườm nước như thế nào là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý thường không gây đau, tầm nhìn không bị ảnh hưởng và gần như không có triệu chứng. Chính vì thế, việc phát hiện thường rất khó khăn. 

Thêm nữa, tăng nhãn áp có thể chỉ xuất hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt. Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh sẽ mất dần tầm nhìn ngoại vi, cho tới khi không còn tầm nhìn nữa. Chứng bệnh có thể được phát hiện nhờ:

Kiểm tra thị lực để phát hiện bệnh lý
Kiểm tra thị lực để phát hiện bệnh lý
  • Kiểm tra thị lực: Bằng việc thử nghiệm biểu đồ mắt, bác sĩ có thể đo lường mức độ bạn nhìn thấy ở các khoảng cách khác nhau, từ đó có căn cứ để phát hiện bệnh lý. 
  • Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: Việc kiểm tra này sẽ giúp bác sĩ xác định rõ triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi, đây là dấu hiệu bệnh cườm nước phổ biến. 
  • Soi cấu trúc mắt: Võng mạc và thần kinh thị giác sẽ được kiểm tra thông qua một ống kính lúp đặc biệt, từ đó giúp phát hiện các vấn đề liên quan tới mắt. 
  • Đo nhãn áp: Đây là phương pháp đo áp suất ở bên trong mắt thông qua dụng cụ đặc biệt để phát hiện bệnh cườm nước. 
  • Kiểm tra giác mạc: Đây là biện pháp giúp đo độ dày của giác mạc. 

Kiểm tra mắt định kỳ là cách hiệu quả để phát hiện sớm, đồng thời ngăn ngừa chứng bệnh Glaucoma. 

Điều trị bệnh cườm nước 

Điều trị bệnh lý sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, đây là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm là rất cần thiết. Khi bị cườm nước, các biện pháp điều trị sẽ bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật thông thường và phẫu thuật bằng tia laser.

  • Dùng thuốc: Sử dụng thuốc dạng viên hoặc dạng nhỏ mắt nhằm giúp làm giảm áp lực cho mắt. Khi dùng thuốc điều trị bệnh cườm nước, bạn cần tuân thủ tuyệt đối tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều lượng và cách dùng để đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 
Dùng thuốc để điều trị bệnh cườm nước
Dùng thuốc để điều trị bệnh lý
  • Phẫu thuật thông thường: Nhằm tạo lỗ hở để chất dịch có thể thoát ra khỏi mắt. Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng công cụ phẫu thuật nhằm có thể tạo lỗ nhỏ ở dưới kết mạc. Chất lỏng bị tích tụ sẽ chảy qua lỗ nhỏ đó, sau đó hấp thụ vào máu. 
  • Phẫu thuật bằng laser: Để thực hiện thủ thuật này bác sĩ sẽ sử dụng laser argon để có thể tạo hình vùng bè. Tiếp sau đó, quá trình lành vết thương sẽ giúp co kéo lớp sợi collagen vùng này nhằm giúp tăng thoát lưu thuỷ dịch. 

Phát hiện và điều trị kịp thời cườm nước cùng Mắt Đông Đô

Các triệu chứng bị cườm nước thường rất khó để phát hiện, vì thế việc thăm khám định kỳ tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín là cực cần thiết để tầm soát bệnh sớm. Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô hiện đang là địa chỉ hàng đầu được nhiều khách hàng đánh giá cao. 

Quy tụ đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, có thể kiểm tra, khám và can thiệp các ca bệnh khó đem lại hiệu quả cao, Mắt Đông Đô xứng đáng là đơn vị uy tín hàng đầu về nhãn khoa tại nước ta. 

Kiểm tra mắt định kỳ phát hiện sớm bệnh cườm nước
Kiểm tra mắt định kỳ phát hiện sớm bệnh cườm nước

Khi tới Trung tâm, bạn sẽ được trực tiếp thăm khám với Ths.Bs Đinh Thị Phương Thuỷ, người từng có hơn 15 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh lý về mắt. Bên cạnh đó, Phó Gs. Ts Hà Huy Tài, chuyên gia có hơn 40 năm kinh nghiệm cũng được đánh giá rất cao tại Mắt Đông Đô. 

Hệ thống thiết bị y tế hàng đầu, được nhập khẩu từ các nước trên thế giới hỗ trợ tối đa vào quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý. Song song với chất lượng chuyên môn, Mắt Đông Đô luôn chú trọng tập trung phát triển chất lượng dịch vụ, để khách hàng được trải nghiệm quá trình thăm khám, điều trị chu đáo, tận tâm.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới bệnh cườm nước để quý bạn đọc cùng tham khảo. Khi cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ tới Mắt Đông Đô theo số Hotline 0932 966 565 để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *