Giác mạc hình chóp là bệnh lý khiến cho giác mạc phần dưới bị giãn phình, tiêu mỏng. Bệnh nhân thường sẽ có thị lực yếu và dễ bị nhầm với một số tật khúc xạ như loạn thị, cận thị hay nhược thị. Đây là một bệnh lý về mắt hiếm gặp nhưng lại gây biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời.
Giác mạc hình chóp là gì?
Giác mạc là bộ phận trong suốt, mỏng và nằm ở phía trước nhãn cầu. Người bình thường có thể nhìn rõ là nhờ phần giác mạc trong suốt, cong đều từ trung tâm cho tới ngoại vi. Với bệnh nhân giác mạc hình chóp thì phần cạnh trung tâm phía dưới giác mạc thường sẽ bị giãn phình, tiêu mỏng.


Giác mạc hình chóp hoặc có hình nón, tên khác là Keratoconus, là hiện tượng giác mạc không hình cầu, thay vào đó bị lồi ra ngoài và có hình chóp. Bệnh lý khiến người mắc bị suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng.
Bệnh giác mạc hình chóp thường gây ảnh hưởng tới cả hai mắt, chúng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi từ 10 – 25. Diễn biến của bệnh chậm trong 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn.
Nguyên nhân gây nên giác mạc hình chóp
Cho tới nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây lên bệnh giác mạc chóp. Tuy nhiên, một số yếu tố có liên quan tới căn bệnh này đã được chỉ ra bao gồm:


- Tuổi tác: Thanh thiếu niên là đối tượng có thể bị giác mạc hình chóp và tốc độ phát triển của bệnh lý ở mỗi người không giống nhau.
- Người có tiền sử mắc một số bệnh: Viêm kết mạc dị ứng, hen suyễn, eczema, viêm kết mạc mùa xuân, sốt theo mùa,… hoặc người có cơ địa dị ứng.
- Di truyền: Khiếm khuyết di truyền thường làm sợi collagen ở trong giác mạc bị suy yếu. Khi đó, nó không thể giữ được giác mạc trong suốt, đồng thời cũng không thể duy trì được cấu trúc mái vòm bình thường của giác mạc, dẫn tới việc giác mạc dần bị phình ra phía trước.
- Môi trường và sinh hoạt: Thường xuyên phải tiếp xúc với tia cực tím hay môi trường bị ô nhiễm là một trong những yếu tố gây ra bệnh lý giác mạc hình nón.
- Nội tiết tố: Căn cứ vào độ tuổi và thời gian khởi phát bệnh, nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố nội tiết có thể đóng vai trò trong sự phát triển của căn bệnh. Giác mạc hình nón đã được ghi nhận ở phụ nữ có thai. Một số trường hợp phát triển bệnh ở thanh thiếu niên sau tuổi dậy thì.
- Bị một số rối loạn: Hội chứng Down, khiếm khuyết tạo xương, hội chứng Ehlers-Danlos, viêm võng mạc sắc tố…
Triệu chứng thường gặp khi bị giác mạc hình chóp
Triệu chứng giác mạc hình chóp thường không giống nhau ở mỗi người. Một số dấu hiệu là cách nhận biết giác mạc chóp:


- Thị lực mờ, bệnh nhân phải thay kính liên tục và nhạy cảm với ánh sáng…
- Khi giác mạc thay đổi từ hình cầu sang hình chóp, bề mặt nhẵn sẽ trở nên gợn sóng, lúc đó được gọi là loạn thị không đều. Lúc này bệnh nhân chỉ có thể nhìn rõ các vật thể khi chúng ở gần. Ở khoảng cách hơn, sẽ thấy mọi thứ mờ ảo, méo mó.
- Hiện tượng song thị, nhìn đôi.
- Luôn xuất hiện cảm giác có quầng sáng xung quanh bóng đèn.
- Tầm nhìn bị mờ gây khó khăn khi ra ngoài.
Nếu tình trạng giác mạc hình nón nghiêm trọng, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như hình ảnh mờ và méo mó hơn so với bình thường.
Chẩn đoán giác mạc hình chóp
Để chẩn đoán bệnh lý giác mạc hình nón bạn nên tới cơ sở chuyên khoa uy tín để được gặp các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Một số yếu tố giúp bác sĩ có căn cứ chẩn đoán bao gồm:
- Giác mạc người bệnh có hình thuôn dài, nhìn giống quả bóng bầu dục, bệnh nhân có thể bị loạn thị, cận thị hoặc cả 2.
- Chỉ định lập bản đồ giác mạc và đo địa hình giác mạc của người mắc.


Điều trị giác mạc hình chóp như thế nào?
Chữa giác mạc hình chóp nhờ một số biện pháp sau:
- Sử dụng kính áp tròng mềm hoặc kính gọng: Áp dụng với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn sớm, khi tình trạng loạn thị giác mạc chưa nhiều.


- Sử dụng kính áp tròng cứng: Áp dụng ở giai đoạn nặng hơn do giác mạc đã bị biến đổi, không đều và gồ ghề nên việc sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm không còn hiệu quả. Lúc này việc dùng kính tiếp xúc cứng là phương pháp giúp cải thiện thị lực cho người mắc.
- Cross linking: Phương pháp phẫu thuật giúp là chậm tiến triển bệnh giác mạc hình chóp. Bác sĩ sẽ dùng vitamin B2 để nhỏ lên giác mạc đồng thời cũng chiếu tia cực tím để có thể tạo liên kết ngang nối sợi collagen trên giác mạc lại với nhau, từ đó làm tăng độ chắc của giác mạc.
- Phẫu thuật đặt vòng nhu mô giác mạc: Thực hiện ở giai đoạn muộn của căn bệnh nhằm giúp người mắc có thể nhìn rõ hơn. Trường hợp nặng có thể phải ghép giác mạc để hồi phục thị lực.
Thăm khám và nhận phác đồ điều trị giác mạc hình chóp tại Mắt Đông Đô
Việc lựa chọn địa chỉ thăm khám, kiểm tra và điều trị bệnh giác mạc chóp là hết sức quan trọng. Bởi nếu để lâu, tình trạng kéo dài có thể dẫn tới suy giảm thị lực, ảnh hưởng tới khả năng nhìn, thậm chí gây mù loà. Mắt Đông Đô hiện đang là đơn vị được nhiều bệnh nhân đánh giá cao và tin chọn nhờ sở hữu hàng loạt các đặc điểm nổi bật:
- Quy tụ các chuyên gia nhãn khoa dày dặn kinh nghiệm, từng trực tiếp điều trị thành công nhiều trường hợp giác mạc hình chóp kể cả những ca khó và phức tạp
- Hệ thống máy móc y khoa hiện đại, được nhập khẩu đồng bộ từ Đức, Mỹ, Pháp, Úc, Hàn Quốc, thường xuyên cập nhật về công nghệ để chăm sóc sức khỏe đôi mắt một cách tốt nhất.


- Định hướng xây dựng và phát triển theo phương châm 3H – Hospital – Hotel – Home: Xây dựng chất lượng bệnh viện mắt hàng đầu, lưu viện tiện ích như khách sạn và chăm sóc người bệnh tận tâm như người nhà.
Với những yếu tố kể trên, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn thăm khám & điều trị các bệnh lý về nhãn khoa tại Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô.
Hy vọng với thông tin cung cấp trong bài viết, độc giả đã hiểu hơn về bệnh lý giác mạc hình chóp. Khi nhận thấy những dấu hiệu của căn bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc liên hệ ngay theo số Hotline 093.296.6565 của Mắt Đông Đô để được kiểm tra và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.