Vùng da quanh khu vực mắt rất mỏng, yếu và nhạy cảm. Dù là tác động nhỏ cũng khiến khu vực này dễ mắc bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mí mắt bị khô và ngứa. Đọc bài viết dưới đây của Mắt Đông Đô để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Mí mắt bị khô và ngứa do da bị dị ứng 

Da bị dị ứng là nguyên nhân khiến mí mắt bị ngứa, mắt bị khô. Vậy viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là bệnh lý chàm cơ địa không có tính lây nhiễm và bất cứ ai cũng có thể bị. Theo đặc điểm bệnh, viêm da dị ứng được chia làm các nhóm như viêm da dị ứng tiếp xúc, viêm da dị ứng do thời tiết, viêm da dị ứng do tiếp xúc bội nhiễm và cơ địa.

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là ngứa và nổi mẩn đỏ. Sau dần sẽ chuyển sang thô ráp, bong tróc và dễ bị viêm nhiễm.

Đối với vùng mắt còn có thể xuất hiện thêm tình trạng khô mắt, quanh bờ mi nổi mụn nước nhỏ, mắt đau nhức, chảy nước mắt liên tục.

Viêm da dị ứng là nguyên nhân khiến mí mắt bị khô và kích ứng
Viêm da dị ứng là nguyên nhân khiến mí mắt bị khô và kích ứng

Những đối tượng thường bị viêm da dị ứng 

Như đã chia sẻ, ai cũng có thể mắc viêm da dị ứng nhưng tỷ lệ lớn gặp phải ở trẻ em 10 – 20%, người lớn 2 – 5%.

  • Đối với trẻ sơ sinh: Bệnh viêm da dị ứng xảy ra ở những bé từ 6 – 12 tuần tuổi. Biểu hiện ngứa, mẩn đỏ, phát ban quanh má, cổ, mắt, cằm. 
  • Đối với trẻ em từ 1 tuổi: Có thể gặp phải các tình trạng phát ban ở khu vực gối, cổ tay, bàn tày, cổ, mắt cá chân, miệng…
  • Đối với người lớn: Triệu chứng viêm da biểu hiện như khô, ngứa, đỏ da ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể gây ra nhiều phiền toái trong công việc. Đối tượng này thường xuyên tiếp xúc với chất kích thích, chất gây dị ứng da, người thường xuyên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

Mí mắt bị khô và ngứa do viêm da tiếp xúc 

Viêm da tiếp xúc là một trong những nguyên nhân khiến cho phần mí bị ngứa, khô khó chịu.

Viêm da tiếp xúc là gì ?

Viêm da tiếp xúc là một tình trạng viêm nhiễm da do tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 2 – 5% người mắc phải loại bệnh này và tỷ lệ ngày càng tăng cao. 

Nguyên nhân chính là do người bệnh có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, sơn nước, bụi than, han xì, chất tẩy rửa, axit, dung môi…

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc có thể do người bệnh làm việc trong môi trường bụi bẩn, khói bụi, sơn nước
Nguyên nhân viêm da tiếp xúc có thể do người bệnh làm việc trong môi trường bụi bẩn, khói bụi, sơn nước

Triệu chứng

Tùy vào chất mà mắt tiếp xúc sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như: 

  • Đỏ, sưng, ngứa, và bong tróc da tại vùng tiếp xúc.
  • Khu vực mắt bị viêm nhiễm có thể có mảng đỏ, vảy, nổi mẩn, hoặc nổi mụn nước. Sau một thời gian sẽ khô và đóng vảy.
  • Ngứa và khó chịu tại vị trí bị ảnh hưởng.
  • Trong một số trường hợp nặng, có thể xuất hiện vết sưng và mụn nước.

Mí mắt bị khô và ngứa do bị viêm bờ mi 

Lý do tiếp theo khiến nhiều người gặp phải tình tràn mí khô, ngứa khó chịu chính là mắc phải tình trạng bờ mi bị viêm nhiễm.

Viêm bờ mi là gì?

Viêm bờ mi là một tình trạng viêm nhiễm ở các lớp da ở gần cạnh mí mắt gây khó chịu, ngứa ngáy, và trong một số trường hợp nặng có thể gây ra vảy nến và tắc nghẽn nang lông mi.

Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm các lớp da quanh mí mắt
Viêm bờ mi là tình trạng viêm nhiễm các lớp da quanh mí mắt

Nguyên nhân gây bệnh 

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm bờ mi. Tham khảo một số nguyên nhân sau đây:

  • Vi khuẩn: Vi khuẩn Staphylococcus, virus herpes simplex, varicella zoster có hại tấn công khi người bệnh có sức đề kháng yếu, vệ sinh mắt không sạch sẽ, thường chạm tay lên dụi mắt. Những loại vi khuẩn, virus này xâm nhập nhanh chóng vào tổ chức niêm mạc ở bờ mi mắt và trú ngụ, sinh sôi cũng như gây viêm nhiễm. Khi đó tình trạng viêm sẽ khiến mí mắt sưng to, đỏ tấy, nhức nhối. Để lâu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm như vi khuẩn tấn công vào trong mắt gây viêm loét giác mạc, ảnh hưởng thị lực hoặc để lại sẹo.
  • Rối loạn chức năng tuyến nhờn: Tuyến bã nhờn Meibomian ở cạnh mí sản xuất dầu, chất bã nhờn để giữ cho nước mắt không bị bay hơi quá nhanh. Khi tuyến này bị tắc nghẽn, lớp dầu dầu không thể tiết ra mắt một cách hiệu quả, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn và viêm nhiễm bờ mi mắt.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học, tẩy rửa, axit: Sử dụng mỹ phẩm, xà phòng, thuốc trang điểm hoặc các chất có thể gây kích ứng da cạnh mí có thể gây ra tình trạng viêm.
  • Ảnh hưởng từ môi trường: Môi trường khô hanh, ô nhiễm không khí hoặc tia tử ngoại cũng có thể góp phần vào việc gây viêm bờ mi
  • Các yếu tố khác: Tuổi tác cao, tiền sử bệnh đái tháo đường, tình trạng miễn dịch yếu, tác phụ của thuốc điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng ngừa viêm bờ mi dẫn đến mí mắt bị khô và ngứa.

Triệu chứng

Khi mắc phải viêm bờ mi mắt người bệnh gặp phải các tình trạng sau đây:

  • Cảm giác ngứa và đau ở vùng bờ mi và xung quanh mắt. Cơn đau có thể lan sang khắp mắt gây khó chịu khi nhìn.
  • Cảm giác mắt khô, cộm, đóng vảy xung quanh mí hoặc dưới mi, đặc biệt khi thức dậy buổi sáng.
  • Vùng bờ mi có thể sưng to, đỏ sẫm và cộm cấn làm giảm thị lực.
  • Da ở vùng bờ mi có thể bong tróc, nổi vảy hoặc nứt nẻ.
  • Thường xuyên chảy nước mắt kèm theo đó là mắt luôn trong tình trạng đỏ hoe.
  • Mắt có thể xuất hiện mụn nước.
  • Cảm giác như mắt bị “nặng hơn thường”, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Mắt cảm thấy rát, nhức khi chớp mắt.
  • Mắt trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh hoặc ánh nắng.
Dấu hiệu dễ nhận biết của viêm bờ mi chính là sưng, đỏ mí mắt
Dấu hiệu dễ nhận biết của viêm bờ mi chính là sưng, đỏ mí mắt

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu trên và nghi ngờ mình đang bị viêm bờ mi, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ mắt để tránh tình trạng trở nên khó điều trị. Họ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và đề xuất phương pháp ngăn chặn bệnh phát triển của bệnh.

Các loại viêm bờ mi 

Phụ thuộc vào vị trí viêm, bệnh được chia làm ba dạng chính như sau:

  • Viêm bờ mi trước: Tình trạng này liên quan đến vi khuẩn hoặc tắc nghẽn tuyến dầu trên lông mi. Xảy ra ở mặt trước của mi mắt, nơi lông mi mọc ra khỏi mí. Nó thường gây ra sưng, đỏ và ngứa ở phần cạnh mí hoặc gỉ ở lông mi.
  • Viêm bờ mi sau: Tình trạng này thường liên quan đến viêm kết mạc và tình trạng chất dầu, chất bã nhờn từ tuyến Meibomius bị tắc nghẽn hoặc tiết quá nhiều dầu đặc. 
  • Viêm bờ mi hỗn hợp: Tình trạng người bệnh vừa bị viêm bờ mi trước và viêm bờ mi sau.

Mí mắt bị khô và ngứa do bệnh Rosacea (chứng đỏ mắt)

Bệnh Rosacea là gì?

Rosacea là một tình trạng da liễu mãn tính tạo ra các triệu chứng như đỏ, sưng, và mẩn đỏ trên mặt, thường xuất hiện ở vùng trung tâm khuôn mặt. Tương tự bệnh Rosacea, rosacea mắt là chứng viêm đỏ, ngứa, rát khu vực mắt.  Có hơn 50% người mắc bệnh Rosacea có liên quan đến mắt. Tỷ lệ bệnh mắc bệnh khá cao ở người lớn trong độ tuổi 30 – 50 tuổi.

Bệnh đỏ mắt gây ra ngứa, khó chịu cho người bệnh
Bệnh đỏ mắt gây ra ngứa, khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân mắc bệnh Rosacea là gì nhưng nó có thể do một trong nhiều yếu tố sau đây:

  • Di truyền từ bố mẹ, ông bà: Nếu có người trong gia đình bạn mắc bệnh Rosacea, khả năng bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
  • Nhân tố môi trường: Môi trường như ánh nắng mặt trời mạnh, gió, lạnh và khô hanh có thể làm tăng nguy cơ mắt khô và tác động đến sự phát triển của tình trạng.
  • Sự tham gia của các loài vi mạt: Loài vi mạt sống trên da người và chúng vô hại. Nhưng người mắc bệnh Rosacea có lượng vi mạt rất lớn gây ra đỏ da và ảnh hưởng trầm trọng mắt.
  • Các tuyến bị tắc ở mí mắt: Theo thống kê, nguyên nhân chính là do tuyến dầu quanh mí bị tắc à giảm sản xuất dầu chất bã nhờn.
  • Yếu tố viêm nhiễm: Bệnh Rosacea bắt đầu từ một sự viêm nhiễm ở các mạch máu nhỏ. Sự viêm nhiễm này có thể lan tỏa tới các khu vực khác, bao gồm cả mắt. Viêm nhiễm có thể gây ra tắc nghẽn tuyến dầu Meibomius trong mi mắt và tạo ra các triệu chứng mí mắt bị khô và ngứa.

Ngoài ra, còn rất nhiều các yếu tố tuy không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng khiến bệnh trở nên trầm trọng như: thức ăn cay nóng, rượu bia, sự căng thẳng, tắm hoặc xông hơi bằng nước quá nóng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đỏ mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đỏ mắt

Triệu chứng 

Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Rosacea mắt có thể bao gồm:

  • Cảm giác khô khan trong mắt, mắt cứng cựa, và thậm chí là cảm giác có cát trong mắt.
  • Mắt ngứa, rát, bị chảy nước mắt khó kiểm soát.
  • Mắt đỏ hoặc kích ứng.
  • Trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh.
  • Thị lực trở nên kém, nhìn mọi thứ không được sắc rõ ràng.
  • Các mạch máu nhỏ giãn ra trên phần lòng trắng.
  • Mí mắt sưng, viêm có mụn nước.
  • Nhiễm trùng mắt.

Nếu nghi ngờ mình đang bị mắt khô do Rosacea, người bệnh cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế, bệnh viện mắt thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định xem liệu triệu chứng của bạn có liên quan đến Rosacea hay không và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

Đến Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô trải nghiệm dịch vụ tư vấn thăm khám nhãn khoa chuyên nghiệp

Người bệnh đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia để cải thiện tình trạng mắt khô và ngứa. Hãy liên hệ ngay đến Mắt Đông Đô để trải nghiệm dịch vụ khám mắt chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ uy tín trong ngành.

Đội ngũ chuyên gia tại Mắt Đông Đô đều là những người có nhiều năm khám và điều trị mắt tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Có thể kể đến Thạc Sĩ, Bác Sĩ Đinh Thị Phương Thủy với hơn 15 năm kinh nghiệm về nhãn khoa, từng tu tập tại nước ngoài, điều trị thành công cho hàng nghìn trường hợp bệnh lý về mắt.

Với phương châm 3H (Hospital – Hotel – Home) phục vụ khách hàng, Mắt Đông Đô không ngừng cải tiến để mang đến cho bệnh nhân dịch vụ hoàn hảo với công nghệ khám và điều trị.

Bệnh viện Mắt Đông Đô mang đến những trải nghiệm nhãn khoa tuyệt vời cho khách
Bệnh viện Mắt Đông Đô mang đến những trải nghiệm nhãn khoa tuyệt vời cho khách

Chúng tôi đã chia sẻ chi tiết những nguyên nhân khiến mí mắt bị khô và ngứa. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh. Nếu tình trạng bệnh tiến triển nhanh và nặng, liên hệ ngay đến các cơ sở y tế gần nhất thăm khám và điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *