Bệnh nấm mắt là tình trạng hiếm nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị, bệnh nấm mắt có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề tới giác mạc như mất thị giác, loét hoặc thậm chí là thủng giác mạc. Cùng Mắt Đông Đô tìm hiểu rõ hơn về dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này nhé!
Bệnh nấm mắt là gì?
Bệnh nấm mắt hay còn có tên gọi là nhiễm nấm mắt gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của mắt. Có hai loại chính gồm:
Viêm giác mạc
Viêm giác mạc là bệnh nhiễm trùng ở phía trước của mắt (giác mạc);
Viêm nội nhãn
Viêm nội nhãn là bệnh nhiễm trùng bên trong mắt, ở thủy tinh thể hoặc thủy dịch. Viêm nội nhãn cũng được chia làm hai loại là ngoại sinh và nội sinh. Viêm nội nhãn nấm ngoại sinh xảy ra sau khi bào tử nấm vào mắt từ nguồn bên ngoài. Viêm nội nhãn nội sinh xảy ra khi một bệnh nhiễm trùng máu (nấm candida) lây lan đến một hoặc cả hai mắt.
![Bệnh nấm mắt gây ảnh hưởng tới thị lực của bệnh nhân](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-2.jpg)
![Bệnh nấm mắt gây ảnh hưởng tới thị lực của bệnh nhân](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-2.jpg)
Dấu hiệu hay gặp khi bị bệnh nấm mắt
Những người bị bệnh nấm mắt thường xuất hiện các triệu chứng từ vài ngày đến vài tuần sau khi các loại nấm vào mắt. Cũng giống như các bệnh nhiễm trùng mắt gây ra do vi khuẩn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm có:
- Đau mắt;
- Mắt đỏ;
- Mờ mắt;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Rách quá mức;
- Chảy dịch mắt.
Nấm mắt là bệnh ít người gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, bệnh nhân cần tiến hành chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng hơn.
![Dấu hiệu của bệnh nấm mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-4.jpg)
![Dấu hiệu của bệnh nấm mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-4.jpg)
Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm mắt
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh nấm mắt là do 3 loại nấm gồm có:
- Fusarium: Đây là một loại nấm sống tự do trong môi trường, đặc biệt là ở trong đất và trên cây;
- Aspergillus: Là loại nấm thường sống ở trong nhà và ngoài trời;
- Màng nhầy: Đây là loại nấm men thường sống trên da người và trên màng bảo vệ ở bên trong cơ thể.
Tham khảo lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu: Cận 10 độ có mổ được không?
Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm mắt như thế nào?
Khi bác sĩ nghi ngờ về nguy cơ mắc bệnh nấm mắt, bệnh nhân sẽ được tiến hành xét nghiệm thực thể và một số xét nghiệm khác theo chỉ định. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bệnh nấm mắt thích hợp cho bệnh nhân:
Chẩn đoán nấm mắt bằng cách xét nghiệm
Chẩn đoán có vai trò quan trọng giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Chẩn đoán nấm mắt sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng và thực hiện xét nghiệm, cụ thể như sau:
- Xét nghiệm lâm sàng thông qua các biểu hiện viêm ở mắt như đau nhức, cộm, đỏ, nhìn mờ, sợ ánh sáng, chảy dịch,…
- Khám mắt để phát hiện những tổn thương điển hình như ổ loét tròn hay oval, ranh giới rõ, đáy ổ loét thường phủ lớp hoại tử dày, khô, đóng vảy gồ lên bề mặt giác mạc.
![Hình ảnh minh họa khám & chẩn đoán các bệnh lý về mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-3.jpg)
![Hình ảnh minh họa khám & chẩn đoán các bệnh lý về mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-3.jpg)
Chẩn đoán xác định bằng phương pháp như soi tươi, soi trực tiếp, nuôi cấy định danh, kỹ thuật ELISA, PCR để phát hiện chính xác loại nấm gây bệnh:
- Soi tươi: Đây là phương pháp xét nghiệm cho kết quả nhanh, bác sĩ xác định được tình trạng bệnh có nấm hay không có nấm, nhưng chỉ phát hiện được nấm sợi khó phát hiện được nấm men.
- Soi trực tiếp: Kỹ thuật này thường dùng để chẩn đoán nấm là nhuộm Gram, nhuộm Giemsa, nhuộm đơn xanh metylen, nhuộm P.A.S.
- Nuôi cấy định danh: Đa số các loài nấm gây viêm chỉ trong 2 – 3 ngày đã mọc, nhưng cũng một số loại nấm phải tới 5 – 7 ngày nấm mới mọc.
Các loại nấm men giống như khuẩn lạc của vi khuẩn tạo thành khóm phẳng, mịn và sinh trưởng trong khoảng 2 – 4 ngày. Nấm sợi phát triển từ tâm ra xung quanh, có lông mịn mọc và có dạng sợi bông mọc trong môi trường canh thang.
Tham khảo thêm: Cận 1 mắt có mổ được không? Tìm hiểu ngay để biết thêm chi tiết
Điều trị nấm mắt hiệu quả
Qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ căn cứ vào những yếu tố sau đây để đưa ra biện pháp điều trị thích hợp:
- Các loại nấm.
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh nấm mắt.
- Các bộ phận của mắt và xung quanh mắt có bị ảnh hưởng không.
Phương pháp điều trị các bệnh nấm mắt phổ biến:
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống nấm.
- Điều trị bằng thuốc chống nấm dạng viên nén hoặc thông qua tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc chống nấm tiêm trực tiếp vào mắt bị bệnh.
- Phẫu thuật mắt.
Các loại nhiễm trùng mắt do nấm sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa trong vài tuần đến vài tháng. Đối với những trường hợp mắc bệnh nấm mắt không được cải thiện được bằng thuốc thì có thể cần phải phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật bao gồm cả việc cấy ghép giác mạc, thủy tinh thể để loại bỏ dịch từ bên trong mắt hoặc trong trường hợp nặng hoặc phải cắt bỏ mắt.
![Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nấm mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-1.jpg)
![Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nấm mắt](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-1.jpg)
Có thể bạn quan tâm: Viễn thị là gì? Khi nào nên mổ mắt viễn thị để có đôi mắt sáng?
Phòng ngừa bệnh nấm mắt an toàn và hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh nấm mắt tốt hơn hết bạn nên lưu ý những điều sau:
- Tác nhân gây nấm mắt thường do nấm mốc từ thảo mộc, do đó trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày bệnh nhân cần tránh để hạn chế việc va quệt hoặc rơi bắn vào mắt.
- Nếu tiếp xúc cây cỏ mà nghi có nấm thì ngay lập tức phải rửa tay bằng xà phòng sạch, rồi rửa mặt và giặt thật sạch khăn lau ngay sau khi rửa.
- Trong lao động và sinh hoạt hàng ngày nên đeo kính bảo vệ mắt để hạn chế dị vật bay vào mắt.
- Khi có các dị vật bắn vào mắt, bệnh nhân tuyệt đối không được day, dụi dẫn đến xước giác mạc. Thay vào đó, hãy dùng nước muối sinh lý rửa liên tục để dị vật tự trôi ra.
- Sử dụng kính áp tròng chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các loại kính trôi nổi trên thị trường để tránh nhiễm nấm.
- Nếu có các triệu chứng như nhức, đỏ, ngứa, cộm ở mắt, bệnh nhân cần tới trực tiếp các cơ sở y khoa để khám và điều trị. Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mắt bừa bãi vì có thể gây nấm mắt.
Điều trị bệnh nấm mắt sớm để đạt được hiệu quả sớm cùng Mắt Đông Đô
Khi thấy nghi ngờ và mắt có xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh nấm mắt, thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa mắt gần nhất để thăm khám. Một trong những địa chỉ luôn lọt TOP đầu trong danh sách cơ sở y tế uy tín được người bệnh tín nhiệm cao là Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô, địa chỉ tại số 5 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.
Trung tâm có quy tụ nhiều đội ngũ bác sĩ, chuyên gia nhãn khoa có nhiều năm kinh nghiệm, từng có thời gian công tác tại các bệnh viện lớn phải kể đến như: PGS.TS Hà Huy Tài, Ths. BS Đinh Thị Phương Thủy,…
![Nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Mắt Đông Đô](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-5.jpg)
![Nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn Mắt Đông Đô](https://matdongdo.com.vn/wp-content/uploads/2024/03/benh-nam-mat-5.jpg)
Để đáp ứng nhu cầu thăm khám của bệnh nhân, Mắt Đông Đô liên tục đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác và thời gian điều trị nhanh chóng. Trong đó có thể kể tới các thiết bị như máy soi hiển vi, máy đo khúc xạ tự động TR4000, máy soi đáy mắt xuất xứ Đức, máy đo nhãn áp không khí, khúc xạ kế tự động, Laser YAG, ARGON, máy X-quang mạch,… Khi thăm khám, bệnh nhân sẽ không cần phải mất thời gian chờ đợi mà sẽ được tiếp đón và trải nghiệm không gian khám theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Trên đây là những thông tin chung về bệnh nấm mắt và cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng này nói riêng hoặc sức khỏe mắt nói chung, bạn hãy liên hệ Hotline 0932.966.565 để được đặt lịch thăm khám & tư vấn trực tiếp bác sĩ.
Bài viết cùng chủ đề: Mổ Mắt Cận Thị Bằng Laser Có Tốt Không? Khi Nào Nên Mổ Cận Thị Bằng Laser