1. Phẫu thuật Glocom

Bệnh Glocom là gì?

Bệnh tăng nhãn áp Glocom là một nhóm bệnh về mắt có thể gây mất thị lực và mù lòa do tổn thương dây thần kinh ở phía sau mắt gọi là dây thần kinh thị giác. Đây là các dây thần kinh kết nối mắt với não bộ. Nguyên nhân thường do thủy dịch tích tụ ở phần trước của mắt, làm tăng áp lực bên trong mắt.

Ảnh hưởng bệnh Glocom

Bệnh tăng nhãn áp có thể dẫn đến mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Các triệu chứng có thể bắt đầu chậm đến mức bạn có thể không nhận thấy chúng. Cách duy nhất để biết bạn có bị tăng nhãn áp hay không là đi khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần.

Đối tượng mắc bệnh Glocom

Bệnh Glocom có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn trong độ tuổi 70 và 80. Không có cách chữa khỏi bệnh tăng nhãn áp, nhưng điều trị sớm thường có thể ngăn chặn thiệt hại và bảo vệ thị lực của bạn.

Điều trị bệnh Clocom

Các thể bệnh Glocom góc mở được điều trị bằng các loại thuốc tra hoặc bằng laser

Thuốc tra làm hạ nhãn áp, được dùng thường xuyên liên tục theo chỉ định của bác sĩ và cần được theo dõi định kỳ.
Ngoài ra còn có thể dùng laser tạo hình lại vùng bè để làm hạ nhãn áp.

Khi các thuốc và laser không còn đủ tác dụng để làm hạ nhãn áp, cần phải thực hiện phẫu thuật.

Các thể bệnh Glocom góc đóng thường được chỉ định điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật

Phẫu thuật Glocom phổ biến là phẫu thuật cắt bè củng giác mạc.

Một số trường hợp nếu có thể thủy tinh đục, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thể thủy tinh bằng Phaco đơn thuần để điều trị cùng một lúc hai bệnh Glocom và đục thể thủy tinh.

Mắt còn lại (cho dù chưa lên cơn Glocom), cũng cần được điều trị dự phòng bằng cắt mống mắt chu biên để tránh bệnh xuất hiện.

2. Laser mống mắt chu biên

Cắt mống mắt chu biên là phương pháp phẫu thuật điều trị cho những người đang hoặc có nguy cơ bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, mãn tính hoặc tăng nhãn áp góc hẹp. Cụ thể:

  • Glocom góc đóng cấp tính: Là trường hợp thủy dịch ở mắt bị chặn và tích tụ, gây áp lực nội nhãn trong thời gian rất ngắn.
  • Glocom góc đóng mạn tính hoặc tăng nhãn áp góc hẹp: Xảy ra khi mống mắt bị đẩy vào hệ thống dẫn lưu làm tắc dòng thủy dịch, từ đó gây áp lực lên mắt.

Để điều trị và phòng ngừa những tình trạng trên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cắt mống mắt chu biên.

Chỉ định và chống chỉ định

Trường hợp chỉ định

  • Glocom góc đóng khi góc tiền phòng đóng dưới chu vi.
  • Điều trị dự phòng mắt thứ hai sau khi mắt thứ nhất đã bị glocom góc đóng.
  • Trên mắt không có thể thủy tinh, đồng tử đã nghẽn do dịch kính.
  • Mống mắt dày không thể thực hiện được phẫu thuật cắt mống mắt chu biên bằng laser.

Trường hợp chống chỉ định

  • Bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm tại mắt.
  • Bệnh nhân có bệnh lý toàn thân không đáp ứng đủ điều kiện phẫu thuật.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về phẫu thuật glocom cũng như laser mống mắt chu biên. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về cách điều trị, hoặc cần đăng ký thăm khám ngay thì hãy điền vào form đăng ký tư vấn dưới đây của chúngtooi để nhận thông tin chi tiết nhất về tình trạng bản thân cũng như tiến trình điều trị do đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành nhãn khoa đưa ra nhé. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline: 093.296.6565

     ĐẶT LỊCH TƯ VẤN NGAY HÔM NAY

    Vui lòng nhập đầy đủ thông tin, Bác Sĩ tư vấn sẽ điện lại ngay cho bạn sau ít phút