Tật khúc xạ ở trẻ em ngày càng có tỷ lệ gia tăng cao, đe dọa đến sức khỏe thị lực và ảnh hưởng xấu đến học tập, cuộc sống. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sức khỏe thị lực của trẻ ngày càng suy giảm, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới mù lòa. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị cho trẻ trong bài viết sau.

Xem thêm: https://matdongdo.com.vn/dieu-kien-mo-mat-can/ 

Tật khúc xạ là gì ? 

Tật khúc xạ là vấn đề xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển và thị lực bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Khi gặp tật liên quan tới mắt, ánh sáng không được hội tụ tại võng mạc mà hội tụ tại các điểm khác dẫn đến thị lực của trẻ suy giảm nghiêm trọng, bé nhận được hình ảnh khá mờ, méo,… Theo số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam, có khoảng 35% dân số bị cận thị. Tại thành phố, cứ 10 em học sinh thì có tới 7 em phải đeo kính chiếm 70% còn ở nông thôn chỉ từ 10% – 15%.

Một số tật khúc xạ ở trẻ em
Một số tật khúc xạ ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ bị tật khúc xạ mắt phần lớn do trẻ nhìn vào màn hình ánh sáng xanh quá lâu hoặc ngồi sai tư thế. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử khiến mắt trẻ phải điều tiết liên tục và về lâu về dài dẫn tới tật khúc xạ. 

Xem thêm: Khám mắt cận thị hết bao nhiêu tiền? Địa chỉ khám mắt cận nào uy tín

Một số tật khúc xạ ở trẻ em

Trên thực tế, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tật khúc xạ và nếu không được phát hiện sớm, thị lực của bé sẽ suy giảm nghiêm trọng. Trẻ dễ gặp các tật khúc xạ như:

Cận thị 

Cận thị là một trong những tật khúc xạ mắt ở trẻ em thường gặp nhất. Dấu hiệu nhận biết lúc này là khi bé nhìn hình ảnh mờ hơn, khi quan sát phải nheo mắt hoặc đứng sát thì mới nhìn rõ.  Đa phần trẻ bị cận thị trong giai đoạn từ 7 – 10 tuổi bởi đây là thời điểm bé bắt đầu đi học và thường xuyên ngồi sai tư thế. Hiện nay, trẻ nhỏ hầu hết  sử dụng thiết bị điện tử ở cự ly gần dẫn tới tật khúc xạ kể trên. Khi bị cận thị, nếu không đeo kính để hỗ trợ mắt điều tiết thì sẽ khiến mắt bé không thể nhìn rõ đồ vật xung quanh, gây khó khăn khi tham gia giao thông hoặc trong sinh hoạt hàng ngày,… Ngoài ra hiện nay mổ mắt cận thị là một phương pháp trị tật cận thị hiệu quả và nhanh chóng khi cho trẻ khi đủ 18 tuổi. Chẳng hạn như phương pháp Lasik, phương pháp Laser,..

Xem thêm: Phẫu thuật Lasik là gì? Phẫu thuật mắt Lasik hiệu quả nhất khi nào?

Viễn thị 

Tình trạng viễn thị khiến khả năng nhìn gần của trẻ giảm đi rõ rệt. Trẻ đọc sách ở cự ly gần thường hay bị mỏi mắt, nhức mắt, nhức đầu. Đôi khi trẻ còn bị đỏ mắt nếu cố gắng nhìn lâu và dần có khuynh hướng quay vào trong làm lé trong. Nguyên nhân tật viễn thị ở trẻ em là do mắt quá nhỏ, trục trước và sau mắt quá ngắn, nên ảnh hiện ra sau võng mạc.  Tật viễn thị ở trẻ không nhất thiết phải đeo kính vì mắt của trẻ có khả năng tự điều tiết. Tuy nhiên, tật khúc xạ cũng rất dễ tái phát nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt đúng cách nên cha mẹ cần phải thận trọng.

Tật khúc xạ ở trẻ em thường gặp nhất
Những thói quen dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ

Loạn thị 

Loạn thị là hiện tượng ánh sáng hội tụ nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, khiến hình ảnh của vật bị mờ, méo mó khi quan sát vật thể dù khi nhìn xa hay nhìn gần. Loạn thị ở trẻ xuất hiện từ lúc mới sinh và có thể xảy ra cùng lúc với cận thị và viễn thị.   Dấu hiệu của loạn thị cũng giống như các tật khúc xạ khác gồm các triệu chứng mỏi mắt, mờ mắt, nhức đầu,… Đặc biệt khi trẻ bị loạn thị thường hay đọc nhầm chữ X với chữ Y, chữ L với chữ D, chữ F, chữ E làm ảnh hưởng đến học tập. 

Xem thêm: Mổ mắt cận loạn là gì? Các phương pháp mổ mắt cận loạn an toàn hiệu quả

Tại sao nên khám khúc xạ mắt định kỳ cho trẻ 

Đối với trẻ nhỏ, có một đôi mắt sáng khỏe là điều vô cùng quan trọng. Khám mắt định kỳ cho trẻ là cách hữu hiệu để tầm soát được các bệnh lý và có phương pháp điều trị từ sớm. Bởi trong giai đoạn sau 3 tuổi, khả năng cao trẻ có thể gặp phải vấn đề về tật khúc xạ. Thời điểm này trẻ cũng còn quá nhỏ để có khả năng diễn đạt bằng lời cho bố mẹ biết vấn đề mắt của mình.  Các bậc cha mẹ có thể quan sát trẻ xem có đang mắc tật khúc xạ về mắt bằng cách:

  • Mắt trẻ không được linh hoạt, không chuyển động nhanh theo đồ vật đưa qua lại trước mặt.
  • Quan sát bên trong con ngươi có đốm trắng đục hay không.
  • Mắt bé chảy nước mắt, gỉ mắt nhiều hay không
Cha mẹ nên khám mắt định kỳ cho trẻ để phát hiện sớm những tật khúc xạ ở trẻ em
Cha mẹ nên thường xuyên khám mắt định kỳ cho trẻ

Khám mắt định kỳ cho trẻ còn giúp giải tỏa những lo lắng của phụ huynh. Thời gian khám mắt cho trẻ nên thực hiện khoảng 6 tháng/lần để phát hiện tật khúc xạ ở trẻ nếu không may mắc phải. Rất nhiều trường hợp trẻ bị tật khúc xạ bẩm sinh từ lúc mới sinh. Đặc biệt, bệnh lý về mắt có thể di truyền trong gia đình nên nếu bố mẹ bị cận, viễn, loạn thì càng cần chú ý đến trẻ. 

Những cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em 

Hiện nay, trẻ mắc tật khúc xạ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, có hai phương pháp chính là đeo kính gọng và Ortho K được đánh giá là cho hiệu quả cao, an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ.

Cho trẻ đeo kính 

Việc sử dụng gọng kính rất phổ biến trong những cách chữa tật khúc xạ ở trẻ em. Đeo kính còn giúp cho trẻ cải thiện tầm nhìn mà không cần phải tác động tới cấu trúc mắt, hạn chế tối đa tổn thương giác mạc. Hạn chế của việc sử dụng kính gọng chính là tầm nhìn bị ảnh hưởng nếu thời tiết mưa, đi buổi tối và không thuận tiện khi tham gia hoạt động thể thao. 

Chỉnh hình giác mạc bằng kính áp tròng cứng Ortho K 

Ortho K là kính áp tròng cứng được thiết kế để đeo qua đêm khi ngủ nhằm mục đích điều chỉnh lại tạm thời hình dáng của giác mạc về hình dạng bình thường. Trẻ em khi đeo sẽ giúp mắt nhìn rõ hơn ngay sau khi tháo kính mà không cần sự hỗ trợ đeo kính gọng cả ngày. Sử dụng kính áp tròng cứng Ortho K vừa giúp điều chỉnh cận thị, hạn chế tăng độ cận ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín để thăm khám và được bác sĩ tư vấn loại kính phù hợp.

Kính áp tròng cứng Ortho K được nhiều cha mẹ lựa chọn chữa tật khúc xạ ở trẻ
Kính áp tròng cứng Ortho K được nhiều cha mẹ lựa chọn

Xem thêm: Bắn mắt hết cận, một phương pháp chữa trị hiện đại 

Cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em 

Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Đinh Thị Phương Thủy –  Giám đốc điều hành Bệnh viện Đông Đô, để phòng tránh được tật khúc xạ tuổi học đường, các bậc phụ huynh cần có chế độ học tập, vui chơi ngoài trời hợp lý cho trẻ để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết. Bên cạnh đó, phụ huynh nên đặc biệt lưu ý đến việc bảo vệ mắt cho trẻ cụ thể như sau:

  • Hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ, dùng khăn mặt riêng, vệ sinh mắt bằng nước sạch, không dùng tay bẩn dụi lên mắt,…
  • Hạn chế cho trẻ chơi những trò chơi gây tổn thương đến mắt và sử dụng thiết bị điện tử.
  • Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, ngồi ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn, khoảng cách bàn và ghê đúng với kích thước cơ thể trẻ. 
  • Phòng học đủ ánh sáng, có đèn học chiếu đối diện phía tay cầm bút. 
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng, ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung vitamin tốt cho mắt
  • Đưa trẻ đi khám nếu thấy các biểu hiện bất thường và khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các tật khúc xạ. 

Lựa chọn Mắt Đông Đô để được tư vấn về cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em 

Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô hiện đang là lựa chọn uy tín của hàng nghìn phụ huynh. Bệnh viện Đông Đô có các gói khám mắt cho trẻ em từ 5 – 16 tuổi. Các gói khám đều được thiết kế khoa học dành cho trẻ bởi các chuyên gia Nhãn khoa hàng đầu. Với mục đích phát hiện sớm và kiểm soát hiệu quả tiến triển khúc xạ ở trẻ em. Bệnh viện Đông Đô đang quy tụ đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia Nhãn khoa giỏi chuyên điều trị và chăm sóc mắt toàn diện cho trẻ em, nổi tiếng như Ths.BS Đinh Thị Phương Thủy, PGS.TS Bác sĩ Hà Huy Tài, PGS.TS Bác sĩ Trần Anh Tuấn,…

Lựa chọn Mắt Đông Đô để được tư vấn về cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em 
Trẻ khám mắt tại Bệnh viện Đông Đô

Với phương châm 3H: Hospital – Hotel – Home trong điều trị, bệnh viện luôn nâng cấp và đầu tư các thiết bị khám hiện đại, tân tiến nhất trong nhãn khoa cùng hệ thống không gian khám sạch sẽ, thoáng mát.  Tật khúc xạ ở trẻ em khi được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trẻ có được thị lực tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống sau này. Nếu phụ huynh đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám và điều trị an toàn cho trẻ, hãy đến ngay Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *