Đục thủy tinh thể có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người già. Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh xuất hiện khi trẻ mới sinh ra khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bài viết sau Mắt Đông Đô sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết để bạn đọc cùng tham khảo.
Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể hay còn được gọi là bệnh cườm đá, cườm khô hay đục nhân mắt,… Đục thủy tinh thể phần lớn hay gặp ở người lớn tuổi nguyên nhân là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đối tượng người cao tuổi thì bệnh cũng có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh do các yếu tố liên quan đến rối loạn di truyền.
Đục thủy tinh thể được giới chuyên gia nhận định là “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng” vì bệnh thường diễn tiến chậm và hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn gì cho người bệnh ở những giai đoạn đầu.
Đục thủy tinh thể bẩm sinh?
Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là dị tật hiếm gặp, xảy ra ở trẻ ngay vừa lúc mới sinh hoặc từ trước khi sinh. Khi ấy, trẻ có thủy tinh thể bị đục khiến ánh sáng khó đi qua và không hội tụ tại một điểm trên võng mạc khiến người bệnh suy giảm thị lực.


Vì thế, mắt và não của trẻ khó phối hợp, gây ảnh hưởng tới sự phát triển thị giác cũng như phần chuyển động của mắt sẽ kém chính xác hơn.
Các dạng đục thủy tinh thể bẩm sinh
Chuyên gia chia bệnh lý thành các dạng chính như sau:
- Đục thủy tinh thể cực trước: Thường kết hợp với đặc điểm di truyền ở phần trước thủy tinh thể mắt.
- Đục thủy tinh thể cực sau: Có ranh giới rõ ràng và xuất hiện tại phần sau thủy tinh thể mắt.


- Đục nhân thủy tinh thể: Đây là thể phổ biến nhất, nhận thấy ở phần trung tâm thủy tinh thể.
- Thủy tinh thể lấm tấm màu xanh da trời: Có thể xuất hiện trên cả 2 mắt trẻ, phân biệt thông qua những chấm nhỏ màu xanh ở thủy tinh thể. Dạng này có xu hướng di truyền nhưng không gây ra vấn đề liên quan tới thị giác.
Dấu hiệu nhận biết đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ?
Những triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết căn bệnh này thường bao gồm:
- Trẻ có thị lực giảm: Cha mẹ nhận thấy trẻ thường xuyên có hành động quờ quạng, với trẻ lớn hơn một chút có thể tiến hành đo thị lực để xác định mức độ hoặc tình trạng mờ mắt. Khi thị lực bị suy giảm thì cũng đồng nghĩa với việc mức độ đục thủy tinh thể tăng lên.
- Lác mắt: Trẻ bị đục thủy tinh thể dẫn tới nhược thị, lác.
- Lóa mắt: Trẻ mắc bệnh giai đoạn đầu có thể gây lóa mắt khiến mắt cảm thấy khó chịu, thậm chí khó chịu nhiều hơn ở thể dưới bao sau.


Ngoài ra, cha mẹ có thể nhận biết một vài dấu hiệu khác của căn bệnh tùy thuộc vào độ tuổi của bé:
- Dưới 1 tuổi: Khi đưa đồ chơi cho trẻ, bé sẽ không biết nhìn theo.
- Trên 1 tuổi: Trẻ có thể đụng vào đồ vật bên cạnh hoặc trên tuyến đường di chuyển.
- Trên 3 tuổi: Thời điểm này bé đã biết nói, có thể trả lời các câu hỏi liên quan tới việc có nhìn rõ đồ vật không để cha mẹ biết và theo dõi thêm.
- Trên 6 tuổi: Ở tuổi đến trường, trẻ có thể không nhìn rõ chữ ở trên bảng, đồng thời không viết thẳng hàng.
Nguyên nhân gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh?
Bên cạnh lo lắng không biết đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không, nhiều cha mẹ băn khoăn tìm kiếm các nguyên nhân gây bệnh. Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý, đồng thời lượng trẻ sơ sinh mắc bệnh cũng không quá phổ biến.
Một số yếu tố được cho là có liên quan tới tình trạng này bao gồm:
- Di truyền: Trong gia đình có cha mẹ, người thân mắc đục thủy tinh thể thì rất có thể trẻ sinh ra sẽ mắc chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh.
- Dị tật bẩm sinh: Trẻ có nhiễm sắc thể bất thường như hội chứng loạn sản ngoại bì, hội chứng Down có nguy cơ cao bị bệnh.
- Thời gian mang thai mẹ bị nhiễm trùng: Trong thời gian mang bầu, người mẹ mắc các bệnh lý nhiễm trùng như HIV, giang mai, thủy đậu, mụn rộp, bệnh sởi thì sẽ có nguy cơ cao trẻ sinh ra mắc chứng đục thủy tinh thể.
- Quá trình mang thai bị tổn thương: Trong quá trình mang thai, người mẹ gặp phải một số chấn thương như tai nạn xe, ngã hoặc bạo lực thân thể,… có thể gây ảnh hưởng tới mắt của bé.


- Hạ đường huyết khi người mẹ mang thai: Người mẹ có tiền sử mắc đái tháo đường, mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ, khi không kiểm soát có thể làm hỏng hệ cơ quan như mắt, dây thần kinh, mạch máu của mẹ và bé.
- Sinh non: Trẻ sinh sớm trước 37 tuần có thể gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh bằng phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật đục thủy tinh thể bẩm sinh được cho là biện pháp can thiệp bệnh lý đem lại hiệu quả cao hiện nay. Cụ thể bao gồm:
- Phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao sau đó đặt lại thủy tinh thể nhân tạo.
- Phẫu thuật nhờ siêu âm tán nhuyễn thủy tinh thể sau đó đặt thủy tinh thể nhân tạo.
Việc phẫu thuật với đối tượng trẻ em nên được thực hiện càng sớm càng tốt ngay ở những năm tháng đầu đời. Khi tình trạng kéo dài, trẻ sẽ khó có thể lấy lại hoàn toàn thị lực được và thậm chí còn phải đối mặt với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Với những trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh không gây ảnh hưởng tới thị lực thì không nhất thiết phải phẫu thuật. Cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp.
Chăm sóc mắt sau phẫu thuật
Sau khi thực hiện phẫu thuật đục thủy tinh thể, trẻ cần được theo dõi, chăm sóc và thăm khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình chăm sóc mắt sau khi phẫu thuật cho trẻ:
- Từ 12 – 24h sau khi phẫu thuật: Bé có thể bị đau và cha mẹ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt từ 2 – 4h/lần để bé không bị nhiễm trùng.
- Sau khi thực hiện phẫu thuật: Điều trị nhược thị bằng cách bịt phần mắt lành, giúp mắt bị nhược thị tập luyện.


- Đeo kính: Giúp trẻ có được tầm nhìn tốt, đồng thời bảo vệ mắt khỏi các tác nhân từ bên ngoài.
- Tránh dụi mắt: Việc làm này có thể gây bụi và ảnh hưởng tới quá trình hồi phục thị lực của bé.
Trung tâm Mắt kỹ thuật cao BV Đông Đô chuyên tiếp nhận điều trị bệnh lý đục thủy tinh thể
Khi phát hiện con em mình có biểu hiện của bệnh lý đục thủy tinh thể bẩm sinh, việc tìm kiếm cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị là hết sức cần thiết. Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô hiện là một trong những trung tâm nhãn khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội trong khám và điều trị các bệnh lý về nhãn khoa.
Với đội ngũ nhân lực chất lượng cao bao gồm các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu về nhãn khoa như Ths. Bs Đinh Thị Phương Thủy, chuyên gia hơn 15 năm kinh nghiệm hay Phó Gs.Ts Hà Huy Tài, người có hơn 40 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý nhãn khoa, trung tâm luôn nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của rất nhiều người bệnh và gia đình.


Bên cạnh, việc quy tụ rất nhiều bác sĩ chuyên gia đầu ngành về nhãn khoa thì trung tâm cũng chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo khang trang, tối tân và tiện ích, hệ thống thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ tối đa việc thăm khám cũng như điều trị.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan tới bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh để bạn đọc cùng tham khảo. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh bệnh lý đục thủy tinh thể thì hãy gọi vào Hotline: 0932.966.565 để được đặt lịch thăm khám – tư vấn trực tiếp với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa tại Trung Tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh Viện Đông Đô.