Hiện nay, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến cận thị là do gen di truyền và lối sống. Những tật khúc xạ (loạn, cận, viễn) là các bệnh lý thường gặp ở mắt, nó gây ra nhiều trở ngại và khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày cho chúng ta. Nếu chúng ta không chữa trị thì rất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Mắt Đông Đô tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân mắt cận thị và cách phòng chống qua bài viết này nhé.
Chứng cận thị hiện nay ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo thống kê thì người mắc chứng cận thị chiếm 15 – 40% dân số nước ta. Trong đó, trẻ em từ 6 – 15 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh về tật khúc xạ chiếm 20-40% ở khu vực thành thị và chiếm 10 – 15% ở khu vực nông thôn. Tại những trường học trong nội thành, tỷ lệ học sinh bị cận thị chiếm đến 50% và đáng lo ngại hơn là con số ngày đang ngày một tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết của chứng cận thị
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân mắt cận thị, chúng ta hãy cùng điểm qua những dấu hiệu quen thuộc cho thấy bạn có nguy cơ phải đeo kính sau đây:
Những dấu hiệu của chứng cận thị mà chúng ta có thể nhận biết như:
- Khi nhìn vật ở xa sẽ không thấy rõ, nhưng vật ở gần lại thấy rõ
- Nếu nhìn xa thì cần nheo mắt lại
- Thường nhức đầu do bị mỏi mắt
- Khó nhìn khi đang điều khiển phương tiện, nhất là vào buổi đêm.
Những biểu hiệu cận thị ở trẻ em mà các bậc phụ huynh cần phải chú ý như:
- Mắt thường nheo liên tục
- Thường xuyên ngồi gần tivi
- Thường khó phân biệt được những vật ở xa
- Mắt hay nháy liên tục
- Hay dụi mắt
Những nguyên nhân dẫn đến chứng cận thị
Đối với những người mắt bình thường, khi ánh sáng đi qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ bị khúc xạ để tụ thành một điểm hoàn hảo trên võng mạc (đáy mắt ). Nhưng với người bị cận, những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì đúng ngay tại võng mạc.
Cận thị bẩm sinh
Theo những nhà khoa học đã thống kê, có đến 33 – 60% trẻ em cận thị đền có cha mẹ bị cận. Nếu người cha hoặc người mẹ bị cận thì con cái sẽ có tỷ lệ cận từ 23 – 40%. Ngoài ra, nếu cha mẹ đều không bị cận thì trẻ em cũng có tỷ lệ 6 – 15% cận. Có đến 40 gen liên quan đến việc cận thị ở trẻ em.
Nguyên nhân mắt cận thị bẩm sinh do di truyền cũng đóng một phần nhỏ vào việc phát triển chứng cận thị. Cận thị do di truyền thì sẽ không có cách nào để phòng chống, cách tốt nhất là thường xuyên đưa trẻ em đến các cơ sở khám mắt để chuẩn đoán sớm chứng cận thị.
Cận thị mắc phải
Ngoài cận thị do di truyền, thì lối sống và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta cũng có thể dẫn đến chứng cận thị. Những nguyên nhân cụ thể như:
- Do môi trường sống: Những người sống và làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến mắt phải điều tiết liên tục dễ dẫn đến cận thị.
- Do công việc: Đối với những người thường xuyên phải làm việc trên máy tính, điện thoại cũng khiến mắt phải điều tiết nhiều.
- Do học nhiều và ngồi sai tư thế: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến chứng cận thị tại học đường. Việc học của trẻ nhỏ quá nhiều và không được cha mẹ hay cô giáo quan tâm đến tư thế ngồi học của con nhỏ.
- Do thói quen đọc sách: Những người thường xuyên đọc sách không biết bảo vệ mắt đúng cách nên sẽ dẫn đến chứng cận thị.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ cận thị của mắt
- Do gen di truyền: Nếu cha mẹ bị cận thì nguy cơ mắc cận của con cái sẽ cao hơn.
- Do quá ít thời gian ở ngoài trời: Theo nghiên cứu, trẻ con chơi ngoài trời sẽ làm giảm nguy cơ hoặc chậm tiến độ phát triển tật cận thị của mắt.
- Do làm việc quá nhiều: Người thường xuyên làm việc với máy tính, điện thoại, hay đọc sách ở không gian không đảm bảo cũng có nguy cơ mắc tật cận thị cao.
Những biến chứng và ảnh hưởng của tật cận thị
Chứng cận thị sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, nhất là đối với trẻ em. Trẻ con mắc chứng cận thị có thể dẫn đến việc ít hòa đồng với bạn bè, lười vui chơi, và dễ dẫn đến chứng tự kỷ. Ngoài ra, trẻ em cận thị có nguy cơ bị nhược thị và dẫn đến việc mất đi thị lực vĩnh viễn nếu không phát hiện sớm. Những ảnh hưởng đến cuộc sống như:
- Giảm chất lượng của cuộc sống: Những người mắc chứng cận thị thường ít tham gia những hoạt động thể thao.
- Mỏi mắt: Nếu nhìn những vật ở xa thường gây mỏi mắt, nhức đầu.
- Ảnh hưởng đến sự an toàn khi di chuyển: Những người cận thị thường rất khó trong việc điều khiển xe, nhất là đối với hôm trời mưa.
- Rách và bong võng mạc ở mắt: Người bị cận thường có võng mạc mỏng hơn người bình thường dẫn đến việc dễ bị rách hay bong võng mạc. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc mất đi thị lực vĩnh viễn.
Những lời khuyên để phòng tránh chứng cận thị
Để phòng tránh tốt nhất chứng cận thị của mắt thì bạn nên có các phương pháp chăm sóc đặc biệt. Những biện pháp phòng tránh chứng cận thị như:
- Cho mắt nghỉ ngơi hợp lý: Đối với nhân viên văn phòng hay học sinh thì cần cho mắt nghỉ ngơi hợp lý. Cứ 20 phút làm việc thì bạn nên nhìn ra những vật xa tầm 6 mét trong vòng vòng 20 giây.
- Chú ý ánh sáng: Trong phòng học, phòng làm việc cần có ánh sáng hợp lý, có ánh sáng tự nhiên càng tốt. Tuy nhiên cũng không cần quá sáng, không bị khuất bóng,…
- Chú ý đến khoảng cách: Đối với học sinh, khoảng cách từ mắt đến sách tầm 35 – 40 cm. Còn đối với dân văn phòng thì khoảng cách đến màn hình tầm 40 – 50 cm.
- Đan xen các hoạt động ở ngoài trời: Dành thời gian khoảng 30-45 phút mỗi ngày để vui chơi ngoài trời sẽ giúp mắt được thư giãn.
- Khám mắt định kỳ: Thường xuyên khám mắt theo định kỳ để phát hiện tật cận thị sớm. Đối với người bị cận thì nên khám mắt 6 tháng/ 1 lần. Còn người chưa bị cận thì nên khám 1 năm/1 lần để phát hiện sớm tật của mắt.
- Bổ sung dưỡng chất cho mắt: Những thực phẩm tốt cho mắt có chứa vitamin A, B, C có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá,…
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những nguyên nhân mắt cận thị và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng kiến thức này sẽ giúp bạn trong việc điều trị tật cận thị của mắt. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé.
Liên hệ với Mắt Đông Đô để được tư vấn thêm về các giải pháp hỗ trợ mắt cận thị thông qua các thông tin sau:
- Hotline: 1900 1965 – Nhánh số 6 – 0932 966 565
- Website: www.matdongdo.com.vn