Giảm thị lực sau sinh là hiện tượng thường gặp với nhiều chị em. Nguyên nhân gây ra có thể là do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố hoặc một vài bệnh lý trong thai kỳ. Tình trạng có thể được khắc phục chỉ sau vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Tham khảo bài viết dưới đây của Mắt Đông Đô để có được các thông tin lưu ý cần thiết về vấn đề này.
Giảm thị lực sau sinh là do đâu?
Mắt kém sau sinh có thể xuất hiện từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số yếu tố ảnh hưởng khác bao gồm:
- Do tiền sản giật khi mang thai: Nếu mẹ có tiền sử mắc tiền sản giật khi mang thai, mắt sẽ nhạy cảm với ánh sáng kèm theo tình trạng suy giảm thị lực.
- Đái tháo đường: Tình trạng đái tháo đường khiến mạch máu nhỏ liên kết võng mạc bị phá hủy và gây ra hiện tượng mờ mắt.
- Tăng huyết áp: Phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng tăng huyết áp sẽ dẫn tới các thay đổi bất thường về thị giác.
- Tình trạng giữ nước trong mắt: Trải qua quá trình sinh nở, chị em có thể bị giữ nước ở trong mắt, khiến giác mạc khó khăn để duy trì bình thường. Điều này dẫn tới việc mẹ bị mắt mờ, điều tiết mắt kém và rất khó khăn trong việc quan sát sự vật.
- U tuyến yên: Khối u ở tuyến yên phát triển có thể chèn vào dây thần kinh thị giác, làm phá hủy mô tuyến yên, vùng dưới đồi, dẫn tới giảm bài tiết hormone. Vì thế, thị lực của người mẹ bị giảm sút nghiêm trọng.
Dù bị suy giảm thị lực sau sinh do nguyên nhân nào thì bạn cũng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn biện pháp can thiệp phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn có thể xảy ra.
Biểu hiện giảm thị lực sau sinh các mẹ hay gặp
Những dấu hiệu giúp nhận biết tình trạng thị lực bị suy giảm sau sinh bao gồm:
- Thị lực trước sinh mắt rất tốt, nhìn rõ nhưng sau sinh thì mắt hay bị nhòe, nhìn sự vật không rõ.
- Phải nhìn lâu và nhìn kỹ mới thấy rõ được vật phía trước.
- Mắt thường xuyên bị khô và rát.
- Hay cảm thấy khó chịu khi sử dụng kính áp tròng.
- Việc điều tiết của mắt dao động và thay đổi suốt thai kỳ cũng như thời gian cho con bú.
Cách cải thiện, điều trị giảm thị lực sau sinh
Theo bác sĩ chuyên khoa, thông thường, các vấn đề liên quan đến thị lực sẽ kéo dài khoảng 6 tháng sau khi sinh. Ngoài ra, người mẹ cũng có thể áp dụng một số vấn đề giúp điều trị tình trạng suy giảm thị lực sau sinh bao gồm:
- Chữa tình trạng khô mắt: Sử dụng dung dịch nước muối hoặc phác đồ dùng thuốc do bác sĩ tư vấn.
- Cải thiện dấu hiệu mờ mắt: Tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn phác đồ, thông thường, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kính áp tròng hoặc phẫu thuật bằng laser nếu cần thiết.
- Điều trị tiền sản giật: Bằng cách sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định. Tuy nhiên, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
- Trị hiện tượng tiểu đường thai kỳ: Thực hiện chế độ ăn khoa học, lành mạnh, cân bằng, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và thăm khám bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn.
Xem thêm: Bị cận lại sau khi mổ lasik liệu còn có thể cứu vãn?
Tham khảo thêm: Có nên mổ lasik hay không? Phương pháp này có thật sự an toàn
Phòng ngừa giảm thị lực sau sinh như thế nào?
Sau khi sinh khoảng một tuần thì thị lực của người mẹ có thể khôi phục. Nếu mẹ sinh thường, gắng sức khi sinh thì võng mạc dễ bị tổn thương. Các hiện tượng như xuất huyết hoàng điểm hoặc xuất huyết võng mạc có thể khiến thị lực bị suy giảm tạm thời, tuy nhiên chúng sẽ thuyên giảm dần vài tuần sau khi sinh.
Tuy vậy, nếu như thì lực không được cải thiện, mắt nhìn mờ kéo dài, mẹ nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để có phương án can thiệp kịp thời. Một số biện pháp được khuyến cáo để phòng ngừa hiện tượng suy giảm thị lực sau sinh bao gồm:
- Hạn chế để mắt phải làm việc căng thẳng: Mẹ không nên để mắt phải hoạt động quá 45 phút liên tục. Thay vào đó hãy để mắt được nghỉ ngơi bằng việc nhắm mắt một chút sau đó nhìn đi chỗ khác hoặc đứng dậy đi tới các khu vực có ánh sáng tự nhiên để thư giãn.
- Đọc sách ở khu vực có đủ ánh sáng: Mẹ nên đọc sách hoặc làm việc tại những địa điểm được cung cấp đầy đủ lượng ánh sáng.
- Bổ sung vitamin và omega: Các loại vitamin tốt cho mắt và omega 3, 6, 9 nên được bổ sung thường xuyên để mắt có thể hoạt động tốt nhất.
- Vệ sinh mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm sạch và giảm khô mắt.
Có thể bạn quan tâm: Lời khuyên cận 5 độ có mổ mắt được không? Câu trả lời từ bác sĩ chuyên khoa
Đến Mắt Đông Đô để được chuyên gia tư vấn về tình trạng mắt sau sinh của các mẹ
Để thăm khám, kiểm tra tình trạng giảm thị lực sau sinh, các mẹ nên tìm tới địa chỉ uy tín. Trung tâm Mắt kỹ thuật cao Bệnh viện Đông Đô hiện đang là đơn vị được đông đảo mẹ bỉm đánh giá cao và lựa chọn.
Tại Mắt Đông Đô, bệnh nhân sẽ được thăm khám và tư vấn trực tiếp từ đội ngũ bác sĩ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Các bác sĩ đều là những chuyên gia nhãn khoa “có tiếng” đã giúp cho nhiều bệnh nhân khôi phục thị lực của mình. Trong đó phải kể tới như PGS.TS Hà Huy Tài, Ths.BS Đinh Thị Phương Thủy,…
Ngoài việc thăm khám và tư vấn với chuyên gia, bệnh nhân khi tới Mắt Đông Đô sẽ được trải nghiệm dịch vụ khám chất lượng với phương châm 3H (Hospital – Hotel – Home) chuẩn quốc tế, dịch vụ chăm sóc tận tâm, hỗ trợ chu đáo như người nhà và lưu trú như viện 5 Sao.
Giảm thị lực sau sinh gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt của người mẹ. Chính vì vậy, việc khám sớm, điều trị sớm sẽ giúp cho thị lực được nhanh chóng được phục hồi. Nếu bệnh nhân cần tư vấn các bệnh lý về mắt, liên hệ tới Mắt Đông Đô theo số Hotline 0932966565 để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể và hỗ trợ các giải pháp cần thiết.
Nên làm gì khi mắt bị cận và những cách giúp giảm độ cận: https://matdongdo.com.vn/mat-bi-can-nen-lam-gi/